Thành công của Apple bởi là "người đến sau" ?
"Tôi bị thuyết phục rằng gần một nửa lý do tạo nên sự khác biệt giữa người thành công và người không chính là sự kiên trì." - Steve Jobs khi còn sống đã tiết lộ bí quyết thành công của mình.Apple được Steve Jobs lập ra năm 1976 trong một gara tồi tàn, với số vốn khiêm tốn.
Vì thế, con đường ông đưa Apple đi lên thành công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới có thể giúp các nhà khởi nghiệp rút ra rất nhiều bài học.Apple là hãng công nghệ lớn nhất, làm ăn có lãi nhất thế giới hiện nay.
Trong quý tài chính gần nhất, hãng bán được hơn 61 triệu chiếc iPhone, còn quý trước đó - rơi đúng vào 3 tháng cuối năm - doanh số tiêu thụ của iPhone đã xác lập kỷ lục 74,5 triệu máy.
Sản phẩm thành công nhất trong lịch sử Apple - iPhone, đã làm thay đổi cách nghĩ của doanh nghiệp và người dùng về sức mạnh và tiềm năng của điện thoại di động. Tuy nhiên, một lợi thế cực lớn của Apple so với các đối thủ khác, là hãng không bao giờ "đi đầu".
Giáo sư marketing của Đại học New York Scott Galloway đã cố lý giải với Bloomberg mới đây về việc Apple đã khai thác hiệu quả lợi thế của "kẻ xuất phát thứ hai" ra sao."Nếu như xét từ góc độ quyền lợi của các cổ đông thì hãng đi đầu không bao giờ là lựa chọn tối ưu mà chính là hãng thứ hai.
Kẻ phát minh đích thực chỉ theo đuổi ý tưởng mà ít khi tính toán được trọn vẹn về mặt thương mại - điều mà các cổ đông đòi hỏi", Giáo sư Galloway giải thích.Trong hầu hết các lĩnh vực, Apple luôn là kẻ thứ hai.
Hãng không phải là kẻ phát minh thực thụ, không phát minh ra chuột máy tính đầu tiên, không nhảy vào lĩnh vực máy nghe nhạc MP3 đầu tiên, không sản xuất ra chiếc smartphone đầu tiên.
Nhưng khi chú ý đến một công nghệ nào đó, họ cải tiến nó, cân nhắc nó, nhập cuộc quyết liệt và khiến cho công nghệ đó trở nên thân thiện với người dùng hơn hẳn.
Trong trường hợp của smartphone, hãy nhìn vào số phận trái ngược của Apple và BlackBerry. BlackBerry là thương hiệu smartphone thống trị những năm 2005, nhưng kể từ khi Apple xuất hiện.
Táo khuyết đã hoàn toàn thống trị thị trường, hạ bệ BlackBerry để trở thành hãng smartphone lớn nhất. Diễn biến giá cổ phiếu của Táo khuyết và Dâu đen kể từ năm 2004 đến nay đã phản ánh mọi điều bạn cần biết: Apple tăng trưởng hơn 4400%, trong khi BlackBerry mất giá 85%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo