Thế giới: Giá bất động sản tăng ngay cả với mộ phần
London cũng có mức chi phí ngày càng gia tăng, và tại các thành phố lớn ở châu Á, nơi chuộng hình thức hỏa táng, thì chỗ để bình đựng tro cốt cũng ngày càng ít đi.
“Những phút cuối đời, mộ phần cũng giống như mọi bất động sản thực khác.” ông Amy Cunningham, giám đốc một nhà tang lễ ở New York nói. “Giá đặt cọc cho một phần mộ đã vượt khỏi phạm vi ngân sách của hầu hết mọi người.”
Cách xa năm quận trung tâm thành phố New York có thể cắt giảm chi phí tới 75%, nhưng không phải ai cũng muốn làm thế. Cựu Thị trưởng Ed Koch có thể là người dân New York cuối cùng được mai táng ở Manhattan.
Ngay cả khi đã chết, bạn cũng không thoát khỏi bong bóng bất động sản |
Ông đã trả cho nghĩa trang nhà thờ Trinity 20.000$ vào năm 2008, năm năm trước khi ông chết ở tuổi 88, để có một phần mộ nhìn ra sông Hudson tại Broadway và đường 155.
“Tôi không muốn rời khỏi Manhattan, ngay cả khi tôi không còn nữa.” ông nói. “Ý nghĩ phải tới tận New Jersey khiến tôi vô cùng đau buồn".
” Trong khi nghĩa trang nhà thờ Trinity không còn chỗ cho mộ phần nữa, thì tại nghĩa trang đá cẩm thạch New York ở làng Đông, có hai phần mộ bị bỏ trống từ năm 1937, và hiện đang được rao bán với giá 350.000$ cho mỗi phần mộ.
Người London không sở hữu nơi an nghỉ cuối cùng của mình. Mộ phần, giống như hầu hết nhà cửa, đều là thuê theo hợp đồng. Nghĩa trang thành phố London, nơi rộng nhất thủ đô, nằm cạnh một khu rừng từng thuộc về hoàng gia. Một hợp đồng thuê mộ trong 100 năm hiện có giá là 28.120 bảng Anh (khoảng 47.475$) và sẽ lên tới 30,370 bảng vào năm tới, tăng 8%. Tại các quận ở Lambeth, nơi có vòng đu quay khổng lồ được biết đến với tên gọi “Con mắt của London” phóng tầm nhìn ra toàn thành phố, một hợp đồng thuê mộ phần trong 50 năm có giá là 7.306 bảng Anh, tăng 11% so với năm 2011 với giá 6.600 bảng.
Để giải quyết sự thiếu hụt đất để mai táng, London đã thông qua một bộ luật vào năm 2007 cho phép các cơ quan được đào những phần mộ nào trên 75 tuổi để có chỗ cho những cái mới. Vấn đề là, chính quyền các quận đã dùng biện pháp cưỡng chế dựa vào quyền lực của mình, theo Nhóm nghiên cứu về nghĩa trang thuộc trường Đại học York.
Giá của một phần mộ ở Verano, nghĩa trang trung tâm ở Rome, là khoảng 24.000 euro (khoảng 32.090$). La Mã đang dự thảo ngân sách về việc giải quyết vấn đề địa điểm chôn cất, 10 dãy mộ phần, với giá 320 euro, ngay cả việc thương lượng về tiền cho vay ngắn hạn cũng không tránh được các tác nhân thị trường. Thành phố gặp khó khăn về tài chính đang cố gắng tăng giá thêm 50% nữa, theo báo Il Messaggero đăng ngày 4/4.
Chi phí tăng, văn hóa thay đổi và thái độ với tôn giáo giải thích lý do vì sao hỏa táng trở nên ngày càng phổ biến, ông Christopher Coutts, phó giáo sư quy hoạch đô thị và khu vực tại Đại học bang Florida thuộc Tallahassee cho biết.
Năm 1960, chỉ không tới 4%người Mỹ chọn cách hỏa táng, và cho đến hiện tại đã tăng lên thành 43%. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn so với London (70%), hay Tokyo, nơi mà không có biện pháp nào khác ngoài hỏa táng.
Tại Hongkong, thời gian chờ đợi để có một chỗ trong nhà để tro sau hỏa táng có thể kéo dài tới năm năm. Nhật bản có các phương tiện hiện đại, các gia đình dùng thẻ thông minh để lấy tro cốt lên từ hầm ngầm có chứa cả ngàn bình di cốt. “Bạn ngồi trong một căn phòng, nhập mã số vào, và gọi lên được ngay hài cốt của bạn”, Coutts nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024
Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, kỳ vọng tăng trưởng mạnh
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024
10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn
Công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông tiêu biểu năm 2024