11 ngôi sao thất bại thảm hại ở Premier League
3 ngày sau khi Ngoại hạng Anh trở lại, Serie A sẽ tái khởi động / Pep Guardiola đã biến Barcelona trở thành đế chế vĩ đại như thế nào?
Diego Forlan (Man Utd)
Sau giai đoạn thành công ở Independiente, Forlan cập bến Man Utd năm 2002. Thế nhưng, quãng thời gian ở Anh của tiền đạo người Uruguay thực sự thảm họa. Phải mất tới 34 trận đấu, anh mới ghi được bàn thắng đầu tiên cho Man Utd.
Diego Forlan
Trong 2,5 năm ở Man Utd, Forlan chủ yếu đóng vai trò dự bị. Anh ra sân 98 trận và ghi được 17 bàn thắng. Cuối cùng, Man Utd đã quyết định bán Forlan cho Villarreal vào năm 2004. Chỉ tới khi chuyển tới Tây Ban Nha thi đấu (Villarreal và Atletico Madrid), Forlan mới bừng sáng và vươn tầm thế giới.
Fernando Morientes (Liverpool)
Sau giai đoạn thành công rực rỡ ở Real Madrid, Monaco, Morientes cập bến Liverpool theo tiếng gọi của HLV Benitez. Dù vậy, thực tế cho thấy lối chơi của cầu thủ này không hợp với Liverpool.
Cuối cùng, anh bật bãi khỏi Liverpool chỉ sau 1,5 mùa giải và không để lại dấu ấn gì (ra sân 40 trận ghi 8 bàn). Năm 2006, Morientes chuyển về Tây Ban Nha thi đấu cho Valencia nhưng anh không tìm lại được đỉnh cao như trước.
Hernan Crespo (Chelsea)
Có lẽ, định mệnh sinh ra Hernan Crespo để thành công ở Serie A. Thật vậy, tiền đạo người Argentina đã vươn tầm thế giới trong giai đoạn khoác áo Parma, Lazio rồi Inter nhưng khi sang Chelsea, anh đã “tắt điện” bởi không hợp lối chơi.
Dấu ấn của Crespo trong hai mùa giải 2003/04 và 2005/06 ở Chelsea không được nhiều. Nhưng khi trở lại Serie A theo hợp đồng cho mượn ở AC Milan và Inter, anh lại thi đấu tương đối tốt. Crespo từng cùng AC Milan lọt vào chung kết Champions League 2005.
Andriy Shevchenko (Chelsea)
Andriy Shevchenko cũng là trường hợp đáng tiếc. Thời ở AC Milan, tiền đạo người Ukraine đã gặt hái được mọi vinh quang. Tới năm 2006, chân sút này cập bến Chelsea với giá chuyển nhượng 30 triệu bảng.
Thế nhưng, mọi kỳ vọng đã tan biến bởi Shevchenko không thể thích nghi được ở Premier League. Trong 3 năm ở Chelsea, anh chỉ ghi được 9 bàn ở Premier League, trước khi bị đẩy về AC Milan theo hợp đồng cho mượn. Cuối cùng, tới năm 2009, Shevchenko đã bị bán về CLB khởi nghiệp là Dynamo Kyiv.
Robinho (Man City)
Robinho cập bến Man City trong ngày cuối cùng thị trường chuyển nhượng mùa Hè 2008. Trước đó, cầu thủ này thi đấu tương đối tốt ở Real Madrid với hơn 100 lần ra sân.
Dù vậy, môi trường ở Man City (với quá nhiều ngôi sao mới) không thể giúp Robinho thành công. Cuối cùng, tiền đạo người Brazil đã bị đẩy sang AC Milan chỉ sau đúng 2 năm, khép lại thời gian thảm họa ở Etihad.
Radamel Falcao (Man Utd và Chelsea)
Falcao từng là tiền đạo hàng đầu châu Âu trước khi sang Man Utd vào năm 2014. Đây là bản hợp đồng được kỳ vọng lớn bởi nhiều chuyên gia cho rằng lối chơi của Falcao rất hợp với Premier League.
Thế nhưng, chẳng ai còn nhớ hình ảnh của chân sút từng làm mưa làm gió ở trời Âu. Báo giới Anh đã ví Falcao tới Premier League như “sư tử gầm” và rời đi giống như “chú mèo nhút nhát”. Cả Man Utd và Chelsea đều đã thử mượn Falcao nhưng đều không thành công.
Roberto Soldado (Tottenham)
Soldado từng là thần đồng ở Real Madrid và thi đấu khá thành công ở Valencia. Cầu thủ này cập bến Tottenham với tư cách là bản hợp đồng đắt giá nhất lịch sử CLB (26 triệu bảng) và nhận được kỳ vọng rất cao.
Thế nhưng, tất cả chỉ nhận lại sự thất vọng. Soldado chỉ thi đấu Tottenham trong 2 mùa giải, ghi được 7 bàn ở Premier League, trước khi bị đẩy sang Villarreal.
Alexandre Pato (Chelsea)
Sau khi trở về quê nhà, Alexandre Pato cập bến Chelsea vào năm 2016 (khi 27 tuổi) để vớt vát hy vọng chơi bóng ở châu Âu. Thế nhưng, “Vịt con” cũng chẳng cứu nổi sự nghiệp của mình.
Cầu thủ này chỉ tồn tại ở Chelsea trong thời gian ngắn ngủi (6 tháng). Anh ra sân 2 lần và ghi được 1 bàn ở Premier League. Điều đó khiến cho Chelsea không bỏ tiền ra mua đứt Pato.
Gonzalo Higuain (Chelsea)
Higuain tái ngộ thầy cũ Sarri (người từng dẫn dắt Higuain ở Napoli) ở Chelsea. Người ta hy vọng sự kết hợp này sẽ giúp Higuain sống dậy thời kỳ đỉnh cao ở Napoli. Bản thân Chelsea cũng đang thiếu tiền đạo hay ở thời điểm ấy.
Dù vậy, kế hoạch của Chelsea đã phá sản bởi Higuain không thể đáp ứng được kỳ vọng. Sau 1 mùa giải ở Chelsea, El Pipita chỉ ghi được 5 bàn ở Premier League và nhanh chóng bị đẩy về Juventus. Bản thân HLV Sarri cũng không giữ nổi ghế.
Juan Veron (Man Utd và Chelsea)
Cũng như Crespo, Veron chỉ hợp với giải Serie A. Cầu thủ này từng là nhạc trưởng giúp Lazio vô địch Serie A mùa giải 1999/00. Năm 2001, Veron cập bến Man Utd với giá chuyển nhượng cao nhất lịch sử Premier League (28,1 triệu bảng).
Nhưng vấn đề ở chỗ, tới Man Utd, Veron không biết chơi ở vị trí nào, khi bị Roy Keane giẫm chân khá nhiều. Bên cạnh đó, lối chơi nhanh ở Premier Legue cũng không cho cầu thủ này quá nhiều thời gian để thực hiện những đường chuyền “sát thủ”. Sau 2 mùa giải, tiền vệ người Argentina cập bến Chelsea nhưng tình hình cũng chẳng khá hơn.
Serhiy Rebrov (Tottenham)
Serhiy Rebrov từng là người đá cặp an ý với Shevchenko ở Dynamo Kyiv. Cặp đôi này từng làm mưa làm gió ở đấu trường châu Âu. Năm 2000, tiền đạo này cập bến Tottenham với giá trị 11 triệu bảng.
Thế nhưng, thể hình quá bé của Rebrov đã khiến anh thất thế so với những trung vệ cao to ở Premier League. Hệ quả là tiền đạo người Ukraine chỉ thi đấu cho Tottenham được đúng 2 mùa. Anh từng có thời gian ngắn thi đấu cho West Ham ở giải hạng dưới nhưng cũng không thành công.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
ĐT Việt Nam lên đỉnh Đông Nam Á, HLV Kiatisak bất ngờ thừa nhận sự thật phũ phàng
Diogo Dalot trên đường đến Real Madrid, Man United kích hoạt thành công 'món hời' từ Serie A?
HLV Kim Sang-sik 'chiêu mộ' Son Heung-min, mở đường cho cầu thủ Việt Nam xuất ngoại?
Bạn thân Nguyễn Xuân Son nói tiếng Việt cực đỉnh, khát khao được nhập tịch thi đấu cho ĐT Việt Nam
HLV Kim Sang-sik 'thay máu' nhân sự ĐT Việt Nam, tiết lộ tiêu chí lựa chọn nhân tài
HLV Amorim nổi trận lôi đình, Man United thanh lý 8 ngôi sao để tái thiết đội hình trong mơ?