Thể thao

Barca lẽ ra đã có cặp đôi siêu tấn công Wijnaldum - Depay nếu không keo kiệt

Memphis Depay và Georginio Wijnaldum nổi bật trong chiến thắng 3-0 của Hà Lan trước Bắc Macedonia. Chứng kiến phong độ hủy diệt của Wijnaldum, Barcelona chắc chắn đang tự trách mình.

Xơi tái 'gấu Nga', ĐT Đan Mạch theo chân Bỉ đi tiếp / Vidal đá phản lưới, Chile vẫn giành vé vào tứ kết

Trong danh sách Vua phá lưới EURO 2020, chỉ có cái tên đáng chú ý là Cristiano Ronaldo (ĐT Bồ Đào Nha) với 3 bàn thắng. Còn lại những ứng viên như Robert Lewandowski (Ba Lan); Harry Kane (Anh); Kylian Mabappe, Antoine Griezmann, Karim Benzema (Pháp) hay Ciro Immobile (Italia) thì vẫn chưa cùng chung thành tích như CR7. Đáng ngạc nhiên là 2 trường hợp khác có cùng 3 bàn như Ronaldo nhưng lại không được đánh giá cao. Đó là chân sút Patrik Schick (CH Czech) và tiền vệ Georginio Wijnaldum (Hà Lan).

So với Ronaldo hay Schick thì trường hợp của Wijnaldum là bất ngờ nhất. Đơn giản bởi Hà Lan không được đánh giá cao ở thời điểm hiện tại và sơ đồ 5-3-2 mà HLV Frank de Boer đang áp dụng khó phát huy được hết sức mạnh tấn công của "Cơn lốc Da Cam". Nhưng ngược lại, Hà Lan đang là ĐT có số bàn thắng cao nhất giải đấu và là một trong 3 đội toàn thắng ở vòng bảng(tính đến hết ngày 21/6). Trong số 8 pha làm bàn mà Hà Lan có được, Georginio Wijnaldum đóng góp 3, số còn lại chia cho Depay (2), Denzel Dumfries (2), Wout Weghorst (1).

Barca chắc chắn vui khi nhìn thấy tân binh Depay tỏa sáng. Sự xuất sắc của anh chắc chắn sẽ khiến cho HLV Ronald Koeman cảm thấy hài lòng bởi Depay là cầu thủ mà chiến thuật gia người Hà Lan rất muốn sở hữu để làm mới hàng công Barcelona. Ngược lại, Koeman chắc chắn sẽ phải "trách" BLĐ vì đã xử lý quá kém ở vụ Wijnaldum dù đôi lúctưởng như nắm chắc phần thắng trong tay. Kết quả? Wijnaldum lại gia nhập PSG còn Barca thì hụt hẫng và bây giờ thì tiếc hùi hụi.

Có thể lý giải việc Barca thất bại ở việc chiêu mộ Wijnaldum dù có lợi thế và chính cầu thủ người Hà Lan cũng muốn về Nou Camp bằng việc, đội bóng này quá keo kiệt khi đàm phán với anh.Sau khi chia tay Liverpool và ra đi tự do, Wijnaldum đã trở thành cái tên rất được quan tâm trên thị trường chuyển nhượng. Sau đó liên tục xuất hiện tin đồn Wijnaldum đã ở rất gần Barca, thậm chí còn chốt xong mọi thỏa thuận cá nhân và chỉ còn chờ một buổi kiểm tra y tế.

Nhưng PSG cho thấy "thứ gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền". Họ vào sau nhưng đưa ra con số thù lao cao gấp đôi Barcelona. Theochuyên gia săn tin chuyển nhượng Fabrizio Romano, Wijnaldum thu về mức lương 8 triệu euro mỗi năm cùng các khoản thưởng hậu hĩnh. Bất kỳ cái gì cũng "nhân 2" so với đề nghị từ Barca. Trước lời đề xuất quá hậu hĩnh từ PSG, Wijnaldum cuối cùng đã chọn đội Á quân Ligue 1 2020/21.

Wijnaldum đang chơi cực hay ở EURO 2020

Wijnaldum đang chơi cực hay ở EURO 2020.

Khi biết tinWijnaldum về PSG, chủ tịch Joan Laporta của Barca tỏ ra bức xúc và khẳng định cựu cầu thủ Liverpool là kẻ hám lợi: "Chúng tôi dành sự quan tâm đến 1 cầu thủ, làm việc với anh ấy và rồi một CLB khác xuất hiện, trả mức thu nhập gấp đôi rồi cướp anh ấy. Thực tế, cầu thủ khi đến một độ tuổi nhất định, anh ấy sẽ coi trọng tiền lương là trên hết".

Nhưng theo 1 nguồn tin khác, việc Wijnaldum chọn PSG chứ không phải Barca là bởi sự xuất hiện của Mauricio Pochettino trên băng ghế chỉ đạo. Sẽ có người ngạc nhiên với "con tính" của Wijnaldum. Lẽ ra theo suy nghĩ của nhiều người, Wijnaldum sẽ phải về Nou Camp để đoàn tụ với ông thày cũ ở ĐT Hà Lan là Koeman. Và rồi, Wijnaldum quyết định ngược lại. Một nhân tố khác cũng đóng vai trò này là Mauricio Pochettino.

Pochettino cũng thích và ngưỡng mộ Wijnaldum như Koeman. Nhưng lợi thế cho Pochettino là không bị giới hạn như Koeman tại Nou Camp. Nói dễ hiểu thế này, Wijnaldum mà về Barca thì anh chắc chắn sẽ bị hạn chế số phút thi đấu do BLĐ đội bóng xứ Catalan đang muốn xây dựng CLB dựa trên nòng cốt là thành viên trẻ như Puig, Moriba hay Trincao. Đó là điều mà cầu thủ 30 tuổi như Wijnaldum không thích.

Trường hợp thứ 2 khiến Barca buộc phải "nhường" Wijnaldum vì lý do chúng ta vừa nhắc. CLB này đang nợ hơn 1 tỷ euro và 3/4 tân binh mà họ có đều đến theo dạng CNTD (Eric Garcia, Sergio Aguero, Memphis Depay) còn Emerson Royal dù khiến Barca chi 9 triệu euro để mua lại từ Real Betis nhưng cũng đang được rao bán. Do đó, Barca cũng ngần ngại chi ra mức lương cao để lại ký hợp đồng với 1 cầu thủ đang bước sang sườn dốc bên kia sự nghiệp (trước đó là Aguero). Hơn nữa, bây giờ ai cũng biết mục tiêu quan trọng nhất của Laporta lúc này vẫn phải là giữ chân Lionel Messi bằng mọi giá. Vì thế, những trường hợp như Wijnaldum dù đang tỏa sáng rực rỡ ở EURO 2020 thì họ cũng đành nuốt nước bọt mà bỏ qua.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm