Thể thao

Hai vấn đề lớn của ĐT Việt Nam trước khi đấu ĐT Thái Lan tại bán kết AFF Cup

Chiều sâu đội hình và khả năng kết liễu đối thủ trong giai đoạn 15 phút cuối trận là hai vấn đề của đội tuyển ĐT Việt Nam trước trận đấu với ĐT Thái Lan.

Việt Nam vs Thái Lan: Những cái nhất khuynh đảo AFF Cup 2020 / Man City hay Liverpool phải tốn sức nhiều nhất ở dịp Giáng sinh 2021 và năm mới 2022?

HLV Park Hang Seo an toàn hay vấn đề chiều sâu lực lượng?

Ngoại trừ trận đấu giữa Việt Nam và Lào ở lượt đầu tiên vòng đấu bảng, HLV Park Hang Seo ít khi thay đổi đội hình xuất phát. Nguyên Mạnh, Ngọc Hải, Hồng Duy, Hoàng Đức, Văn Đức, Công Phượng là những cái tên thường xuyên hiện diện trong đội hình ra sân. Bên cạnh đó, Tuấn Anh, Quang Hải, Văn Thanh, Duy Mạnh, Tiến Dũng, Tiến Linh cũng là những gương mặt thường được ông Park sử dụng.

Ngoài ra, nhóm cầu thủ dự bị vào sân thi đấu cũng không mở rộng biên độ. Đội tuyển Việt Nam dù luôn bảo toàn lực lượng 30 cầu thủ như đã đăng ký từ đầu giải đấu. Nhưng chỉ 20 cầu thủ trong số này được sử dụng trên phương diện đá chính hoặc dự bị vào sân. Trong 4 đội vào bán kết AFF Cup, nhà đương kim vô địch sử dụng ít cầu thủ nhất. Thái Lan đã dùng đến 27 người. Singapore và Indonesia cũng lần lượt tung vào sân 22 và 24 cầu thủ thi đấu.

So với thời điểm thi đấu vòng loại World Cup 2022 trong tháng 6, 9, 10 và 11, đội hình đội tuyển Việt Nam ít có sự xáo trộn hay làm mới về bộ khung. Ở một góc độ tích cực, tính ổn định trong cách chơi và vận hành của Việt Nam được đảm bảo. Nhưng ở một khía cạnh khác, dấu hỏi về chiều sâu đội hình liên tục được đặt ra qua từng trận đấu với ông Park Hang Seo.

ĐT Việt Nam chỉ sử dụng 20 cầu thủ trong tổng số 30 người suốt vòng bảng AFF Cup - Ảnh: VFF

ĐT Việt Nam chỉ sử dụng 20 cầu thủ trong tổng số 30 người suốt vòng bảng AFF Cup - Ảnh: VFF

Không tính Đình Trọng chưa thể hồi phục hoàn toàn chấn thương, Đức Huy, Minh Vương cũng thuộc diện ít được sử dụng. Đức Huy, nhà vô địch AFF Cup 2018 thậm chí không được ra sân một phút nào ở 4 trận đã qua. Những Văn Toàn, Văn Thanh, Xuân Trường, Đức Chinh… được trao cơ hội vào sân từ băng ghế dự bị nhưng không để lại dấu ấn rõ ràng trong các pha kiến tạo hoặc bàn thắng. Nên nhớ, cả 9 bàn của đội tuyển Việt Nam đã ghi ở vòng bảng đều được thực hiện bởi nhóm cầu thủ đá chính.Đồng nghĩa, những phương án mà ông Park đưa vào sân đều không đem lại hiệu quả trên phương diện tấn công như kỳ vọng.

Một điểm nữa cũng liên quan đến chiều sâu đội hình, sau 4 trận đấu đã qua, ĐT Việt Nam không trình làng một gương mặt U23 nào tại AFF Cup. Thái Lan – đội tuyển có độ tuổi trung bình cao nhất giải đấu này vẫn trình làng Thanawat Suengchitthawon (21 tuổi). Indonesia giới thiệu một loạt các tài năng trẻ như Pramata Arhan (19 tuổi), Rachmat Irianto (22 tuổi), Alfeandra Dewangga (20 tuổi), Elkan Baggott (19 tuổi), Witan Sulaeman (20 tuổi), Ramai Rumakiek (19 tuổi)…

Hiện tại, đó có thể chưa phải là nỗi lo với đội tuyển Việt Nam. Nhưng chỉ ngay SEA Games 2021 tới đây thôi, lứa cầu thủ của Việt Nam sẽ gặp rất nhiều thử thách đến từ những đội tuyển đã sớm có sự trẻ hoá đội hình.

15 phút âu lo cuối trận đấu

“Tôi cảm thấy tiếc vì HLV Park Hang Seo không thể thử nghiệm nhiều cầu thủ trẻ hay những nhân tố mới ở AFF Cup 2020. Mục tiêu của bóng đá Việt Nam bây giờ nên là Asian Cup hay vòng loại World Cup 2026. Họ không nhất thiết quá tập trung vào AFF Cup. Tuy nhiên, áp lực từ dư luận và đội ngũ lãnh đạo chắc chắn khiến HLV Park phải sử dụng những con người tốt nhất”, HLV kỳ cựu Steve Darby

 

“Hãy nghĩ đến chuyện 4-5 năm nữa, thế hệ của Việt Nam sẽ ra sao? Có lẽ, ĐT Việt Nam nên tạo cơ hội cho U23 hay U21 tham dự AFF Cup”, nhà môi giới Jernel Kamensek nói

Vấn đề về dự bị và cầu thủ U23 không phải là điều đáng ngại duy nhất với Việt Nam. Khoảng thời gian phân bổ ghi bàn là một yếu tố thứ hai khiến người hâm mộ nước nhà thấp thỏm khi Việt Nam đụng độ Thái Lan ở bán kết.

Cái cách mà Việt Nam bỏ lỡ cơ hội và không thể tìm được đường vào khung thành trong 24 phút cuối trận đấu trước Campuchia khiến người hâm mộ Việt Nam giật mình. Bởi cũng chính vì không thể “kết liễu” Campuchia đậm hơn, Việt Nam đã để Indonesia vượt mặt ở bảng xếp hạng chung cuộc trước khi chia nhánh vào bán kết.

ĐT Việt Nam chỉ ghi đúng 1 bàn thắng trong 30 phút cuối trận - Ảnh: VFF

ĐT Việt Nam chỉ ghi đúng 1 bàn thắng trong 30 phút cuối trận - Ảnh: VFF

 

Theo thống kê, trong 60 phút đầu tiên, Việt Nam đã ghi đến 8 bàn thắng (2 bàn trong 15 phút đầu, 1 bàn trong giai đoạn phút 15 đến 30, 2 bàn trong giai đoạn phút 45 đến 60). Trong 30 phút còn lại, Việt Nam chỉ ghi được đúng 1 bàn với pha lập công của Hoàng Đức trước Malausia.

Trong khi đó, Thái Lan ghi tới 4 bàn thắng trong giai đoạn 15 phút cuối hiệp 2. Đó là giai đoạn mà họ chơi “điên cuồng nhất”, dồn dập nhất để kết liễu đối thủ. Nhưng ngược lại, đó là giai đoạn mà Việt Nam bế tắc nhất.

Clip các bàn thắng đẹp
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm