Thể thao

Huy chương Olympic Tokyo 2020 trị giá bao nhiêu?

Chiếc HCV ở Olympic Tokyo 2020 nặng 556g, được phủ 6g vàng. Chất liệu chủ yếu là bạc. Giá thành mỗi chiếc khoảng 800 USD. HCB thì làm bằng bạc ròng, nặng 550g, giá thành khoảng 450 USD. HCĐ thì chứa khoảng 95% đồng và 5% kẽm. Giá thành lại rẻ hơn nữa.

ĐT Việt Nam đứng trước cơ hội tập trung đầy đủ vào ngày 5/8 / Guardiola lo Man City mất chức vô địch vì giai đoạn du đấu 'vô nghĩa'

Huy chương Olympic Tokyo 2020 trị giá bao nhiêu?
HCV tại Olympic 2002.

Một cách tổng quát thì mỗi kỳ Olympic, người ta thiết kế mỗi mẫu huy chương khác nhau. Chỉ có quy định là dứt khoát phải mạ ít nhất 6g vàng cho chiếc HCV. Về thiết kế thì huy chương Olympic phải có những hình ảnh đặc trưng như 5 vòng tròn, nữ thần chiến thắng Nike, vận động trường Panathinaikos… Giám đốc Philip Newman của hãng Metals Focus, liên quan đến công việc đúc huy chương nói: “Tôi phải lấy làm ngạc nhiên nếu có người vẫn nghĩ rằng HCV của Olympic là bằng vàng ròng”.

Hóng chuyện cho vui thế thôi, và tất cả những gì liên quan đến các chi tiết cụ thể của chiếc huy chương Olympic chỉ nên dừng lại tại đấy. Chứ ai mà nhìn vào chất liệu, quy trình sản xuất để định giá chiếc huy chương Olympic. Nói chung là vô giá. Lại còn có chuyện thô thiển hơn nữa: liệt kê giá bán của huy chương Olympic. Có báo viết: “Nhiều VĐV dự Olympic đã phải đi đến biện pháp bán huy chương để mưu sinh”! Dĩ nhiên phải có, nhưng bảo là “nhiều” thì ai mà tin cho được.

Cũng có không ít người bán huy chương Olympic để đóng góp cho các quỹ từ thiện. Từ thiện là việc quá tốt đẹp rồi. Nhưng ở đây, vấn đề lại càng đặc sắc, khi người ta làm việc thiện bằng cách… bán huy chương Olympic. Trên đời, chẳng có điều gì là quan trọng hết. Huy chương Olympic ư? Vâng, quý giá và vinh dự lắm. Nhưng… cũng chẳng có gì quan trọng. Có thể bán, và người bán trở nên vĩ đại hơn toàn bộ cái phong trào Olympic với 125 năm tồn tại và phát triển kia, khi dễ dàng buông bỏ chiếc huy chương ấy. Bán để góp quỹ từ thiện thì quá tốt đẹp. Bán để mưu sinh, cũng là chuyện thiết thực.

Có những huy chương được giá hơn huy chương khác. Đây lại là thực tế sinh động của cuộc sống. Huy chương Olympic mùa đông thì đắt hơn huy chương Olympic mùa hè, đơn giản vì đấy là của hiếm. Huy chương gắn liền với sự kiện hoặc nhân vật đáng nhớ thì cũng đắt giá. Cụ thể thì… thượng vàng hạ cám thôi. Mới đây, người ta vừa bán đấu giá một HCB Olympic Paris 1900 với giá 1.283 USD (rẻ mạt nhỉ). Một HCĐ ở Olympic mùa đông 1956 có giá 3.750 USD. HCV Olympic 1984 của một VĐV bóng rổ Mỹ có giá 83.188 USD. HCV Olympic 1936 của huyền thoại Jesse Owen thì lên đến hàng triệu USD…

Vốn dĩ, phong trào Olympic nhân danh tinh thần nghiệp dư, chỉ thi đấu vì niềm vui và danh dự, khinh miệt loại người chuyên nghiệp, thi đấu thể thao để kiếm tiền. Đáng lẽ, có hay không có huy chương… cũng được cả (các chính khách IOC dễ gì hiểu nổi câu này!). Rút cuộc, phong trào Olympic tự vả vào mồm qua bao đời nay, mà cái thói đạo đức giả kia thì vẫn còn đấy. Vậy mới có chuyện người ta mua bán huy chương Olympic như mua bán tôm cá. Chưa nói chuyện “mua bán huy chương” theo nghĩa bóng, là đã còn may!

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm