Thể thao

Jorginho: 'Tôi còn không dám mơ tới Quả Bóng Vàng'

Jorginho trả lời phỏng vấn độc quyền trên France Football. Tiền vệ của ĐT Italia kể lại thời thơ ấu nhọc nhằn ở Brazil, những ngày tằn tiện ở Italia, và biến cố bất ngờ dẫn tới bước ngoặt lớn cho sự nghiệp.

Việt Nam vs Saudi Arabia: Hoàng Đức có ngăn chặn nổi ngôi sao thu nhập 5 tỷ/tháng / HLV Park Hang Seo: ‘Việt Nam yếu nhưng phải tấn công’

Khởi đầu “như trong quân đội”

Trước khi sang Italia ở tuổi 15, tôi cố gắng tìm kiếm một cơ hội ở Brazil, nhưng liên tục thất bại với hết Sao Paulo, Palmeiras rồi Internacional. Thế nên tôi phải trở lại Imbituba, nơi tôi chơi bóng cho một CLB địa phương. Ở đó, trong một giải đấu Chủ nhật, một HLV người Italia phát hiện ra tôi. Ông ấy chuẩn bị thành lập một trường bóng đá với mục đích đào tạo những cầu thủ Brazil trẻ tuổi trước khi gửi sang châu Âu.

Tôi và một vài cầu thủ khác trong thành phố được chọn, và chúng tôi được gửi tới một học viện ở Guabiruba cách nhà 200km. Tôi ở đó trong hai năm và đó là hai năm khó khăn nhất trong sự nghiệp. Chúng tôi ăn mãi một loại thức ăn là thịt hầm. Vào mùa đông thì không có nước nóng. Và 50 thằng chúng tôi ngủ chung trong một khu nhà. Giống như trong trại lính vậy. Rất khắc nghiệt. Nhưng tôi luôn giữ những ký ức đẹp về thời gian này, vì nó giúp tôi trưởng thành.

Jorginho

Jorginho


Sau đó, khi 15 tuổi, HLV kia chọn tôi cùng một vài bạn nữa và đưa tới Italia. Hai hay ba năm sau thì dự án của ông ấy thất bại và ông ấy buộc phải đóng cửa học viện.

Mẹ là người thầy giỏi nhất

Mẹ tôi (Maria Tereza) rất yêu bóng đá, và bà cũng biết chơi. Bà chính là người đã dạy cho tôi những kỹ thuật quan trọng nhất. Bà thường đưa tôi tới bãi biển, bảo tôi tập sút bóng rồi đưa ra những lời khuyên. Ban đầu tôi chơi chân đất, và nhờ thế mà cảm giác bóng tốt hơn. Sau đó chúng tôi tập futsal, rất tốt để cải thiện khả năng xử lý bóng trong những không gian hẹp.

Tôi cũng thừa hưởng sự quyết tâm từ mẹ. Không có nó, tôi có lẽ đã bỏ cuộc, như bao đứa trẻ khác. Bố tôi cũng rất yêu bóng đá, chỉ có điều ông phải làm thủ môn vì ông có bàn chân vuông (cười). Ông là người không quản ngại xa xôi vất vả đưa tôi tới mọi buổi thi tuyển. Ông ấy muốn tôi có cơ hội theo đuổi giấc mơ của mình, cũng là giấc mơ của ông ấy.

Mẹ thì rất khắt khe. Khi chúng tôi nói về bóng đá, bà luôn nói, “con phải sút nhiều hơn, đừng có suốt ngày chỉ chuyền và chuyền như thế”.

 

20 euro mỗi tuần

Khi tới Hellas Verona, tôi mới chỉ 15 tuổi. Buổi sáng tôi đi học, buổi chiều đi tập, và buổi tối thì về nghỉ ở một tu viện. Ở đó ngoài dãy nhà cho các tu sỹ thì có một dãy khác cho các cầu thủ trẻ của Chievo và Hellas như bọn tôi. Thời điểm ấy, tôi chỉ có visa học sinh nên không thể chơi các trận chính thức. Thế nên vào cuối tuần tôi chẳng có gì để làm cả. Tôi ngủ cả ngày.

Mỗi tuần tôi được phát 20 euro. Việc đầu tiên tôi làm sau khi nhận tiền là mua một thẻ cào điện thoại. Số còn lại tôi để mua nhu yếu phẩm như kem đánh răng, xà phòng, lăn khử mùi, và ra hàng nét để nói chuyện với bố mẹ và bạn bè. Nếu vẫn còn dư tiền, tôi sẽ tự đãi mình một cốc sữa lắc McDonalds, ra quảng trường Braz ở trung tâm Verona ngắm người qua lại. Chuyện như thế kéo dài trong khoảng một năm rưỡi.

Cơ hội đầu tiên

Giấc mơ của tôi bắt đầu thành hình khi tôi được cho mượn tới Sambonifacese vào năm 2019. Trải nghiệm ở giải hạng tư là lý tưởng với một cầu thủ 19 tuổi như tôi. Tôi có một mùa giải ấn tượng, thế nhưng khi trở lại Verona thì đội đã lên Serie B và HLV nghĩ là tôi vẫn chưa đủ trình. Lẽ ra tôi sẽ được gửi cho một đội bóng ở Serie C mượn, nhưng rồi ở trận đấu với Bari, vận may đã tìm tới với tôi.

Trận ấy, cầu thủ đá chính ở vị trí của tôi bị treo giò. Người đá thay lại dính chấn thương ngay trước giờ nghỉ. Ngoài đường piste, tôi bắt đầu cầu nguyện. “HLV ơi, cho em một cơ hội đi”. Rồi khi HLV quay lại và nhận ra tôi là lựa chọn duy nhất ông ấy có, vẻ mặt của ông ấy kiểu “ôi trời, không thể nào!” (cười). Nhưng ông ấy vẫn chọn tôi. Tôi đã có một trận đấu chấp nhận được. Rồi ở trận tiếp theo, gặp Empoli, tôi được đá chính, ghi 1 bàn, kiến tạo 1 bàn và được bầu là “cầu thủ xuất sắc nhất trận”.

Về kiểu đá penalty nhảy chân sáo

Tất cả bắt đầu khi tôi ở Napoli, từ một vụ cá cược vui giữa tôi với Henrique (hậu vệ người Brazil). Tôi thử nhảy chân sáo khi thi đá penalty với anh ấy, và thành công 100%. Sau đó tôi thử với một thủ môn xịn, và vẫn thành công. Đó là lúc tôi có ý tưởng dùng nó trong một trận đấu thực sự. Đồng đội bảo “điên à, chú làm gì đủ dũng cảm mà làm thế...” Nhưng họ vẫn để tôi thử, và tôi đã thành công.

 

Không thể quay lưng với Italia

Khi Edu Gaspar (giám đốc của Brazil) gọi điện vào năm 2018, tôi thấy bất ngờ. Và một chút bối rối. Ai mà không mơ được chơi bóng cho Brazil chứ? Nhưng tôi vẫn xem xét kỹ mọi chuyện. Rồi tôi tự nói: “Không thể được, mình không thể quay lưng với Italia”. Chính đất nước này đã mở ra những cánh cửa cho đời tôi, đã giúp tôi trở thành một cầu thủ chuyện nghiệp. Tôi cũng đã chơi một số trận giao hữu trong màu áo đội tuyển. Thời điểm đó, tôi cũng cảm thấy Italia cần tôi.

Không muốn nghĩ tới Quả bóng Vàng

Tôi không xem đó là một sự ám ảnh. Nếu quá mơ mộng về những chuyện chưa xảy ra, đôi khi chúng ta lại bỏ quên hiện tại, mà với tôi thì hiện tại đang quá ngọt ngào. Tôi cũng không muốn đặt ra những kỳ vọng quá cao cho bản thân. Tất nhiên, ai cũng mơ tới Quả bóng Vàng, nhưng tôi không muốn quá vồ vập khi nói hay nghĩ về nó. Tuy vậy trong sự nghiệp của mình, tôi cũng đã học được một bài học rất quan trọng, là mơ to hay mơ nhỏ, thì chúng ta vẫn phải nỗ lực như nhau. Thế nên bây giờ mà có mơ lớn và nghĩ về Quả Bóng Vàng thì tôi nghĩ cũng ổn thôi.

Clip các bàn thắng đẹp
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm