Thể thao

Man United phải thận trọng với các bản hợp đồng từ Hà Lan

Hai chữ ký đầu tiên của Man United dưới thời Erik ten Hag đều là những thương vụ mua cầu thủ từ Hà Lan. Xu hướng này sẽ còn tiếp diễn bởi M.U hiện đang nhắm thêm Frenkie de Jong. Nhưng lịch sử lại chỉ ra việc mua những cầu thủ tới từ Hà Lan đang trở thành canh bạc với Quỷ đỏ….

Bayern mở tiệc ăn mừng sau khi bán Lewandowski cho Barca / Diện mạo mới của Barca bắt đầu đáng sợ với các đối thủ tại La Liga

Man United đang phải thận trọng với các bản hợp đồng từ Hà Lan
Ten Hag chủ yếu nhắm người từ Hà Lan

Một kỷ nguyên mới đã bắt đầu ở M.U. Ten Hag tới Old Trafford và đang bắt tay vào xây dựng Quỷ đỏ theo ý mình. Điều đầu tiên mà chiến lược gia người Hà Lan làm là đưa về M.U những người mà ông hiểu rõ nhất. Thế nên dễ hiểu khi các mục tiêu chuyển nhượng, hoặc các bản hợp đồng đầu tiên mà Quỷ đỏ thực hiện thời Ten Hag đều là những người từng chơi bóng ở giải vô địch Hà Lan.

Hậu vệ cánh trái, Tyrell Malacia đã trở thành chữ ký đầu tiên thời Ten Hag. Và anh tới từ Feyenoord. M.U cũng sắp hoàn tất bản hợp đồng mua trung vệ Lisandro Martinez, một ngôi sao của Ajax, học trò cũ của Ten Hag. Cho dù Martinez là Cầu thủ xuất sắc nhất Ajax mùa 2021/22. Nhưng quả thật nếu không phải Ten Hag ngồi trên ghế HLV trưởng M.U thì sẽ khó có chuyện Quỷ đỏ chi ra số tiền hơn 50 triệu bảng để mua một trung vệ chỉ cao có 1m75. Một tân binh nữa của M.U là Christian Eriksen, người trước khi có được vị thế ngôi sao như hiện tại cũng từng chơi bóng ở Ajax.

Xu hướng mua những người thi đấu ở giải Hà Lan chắc chắn chưa dừng lại ở Old Trafford. Bởi lúc này, Quỷ đỏ vẫn đang tiếp tục theo đuổi tiền đạo Antony và đặc biệt là De Jong. Cả 2 cái tên kể trên đều là những học trò cũ của Ten Hag ở Ajax.

Không khó để nhận ra xu hướng Hà Lan hóa M.U của Ten Hag. Những gì mà ông làm đang khiến các CĐV M.U nhớ lại 8 năm trước, khi một HLV người Hà Lan khác là Van Gaal dẫn dắt Quỷ đỏ. Giai đoạn đó, Van Gaal cũng chiêu mộ nhiều học trò từ Hà Lan như Daley Blind, Memphis Depay. Tuy nhiên, các bản hợp đồng từ Hà Lan này đều không đáp ứng được kỳ vọng.

Cả Daley Blind (trái) và Memphis Depay đều không đáp ứng được kỳ vọng khi rời Hà Lan để cập bến M.U

Cả Daley Blind (trái) và Memphis Depay đều không đáp ứng được kỳ vọng khi rời Hà Lan để cập bến M.U

Hãy thận trọng với những người từ Hà Lan

Và đây chính là vấn đề của M.U. Lịch sử M.U nói riêng và lịch sử Premier League nói chung trong 1 thập kỷ trở lại đây chỉ ra rằng các cầu thủ người Hà Lan, hoặc trực tiếp chuyển sang Anh thi đấu từ giải VĐQG Hà Lan, thì thường là không thành công.

Memphis Depay là minh chứng đầu tiên. Hè 2015, Depay chuyển sang M.U từ PSV và đây là bản hợp đồng được đích thân Van Gaal tuyển mộ. Thời điểm mới gia nhập Old Trafford, Depay còn được trao chiếc áo số 7 huyền thoại của M.U, đủ để cho thấy kỳ vọng mà Quỷ đỏ đặt vào tiền đạo người Hà Lan là rất lớn. Thực tế, Depay từng gây ấn tượng mạnh trong thời gian đầu đá cho M.U. Anh từng ghi 2 bàn và kiến tạo 1 bàn trong chiến thắng 3-1 của Quỷ đỏ trước Club Brugge ở vòng play-off Champions League 2015/16. Tuy nhiên sau đó, Depay lại không giữ được phong độ, chơi ngày càng tệ. Khép lại mùa đầu tiên ở Old Trafford, Depay chỉ có 7 bàn sau 45 trận trên mọi đấu trường. Chỉ 1 năm sau khi tới M.U, Depay đã bị đem bán cho Lyon.

Blind, Van de Beek cũng là 2 trường hợp người Hà Lan thất bại khác ở M.U. Van de Beek tiêu tốn của M.U 35 triệu bảng vào Hè 2020. Nhưng suốt 2 năm qua, Old Trafford trở thành ngục tù giam cầm sự nghiệp cựu ngôi sao Ajax. Anh bị thất sủng thời Solsa, bị đẩy sang Everton và ngay cả ở Goodison Park thì Van de Beek cũng không chiếm được vị trí chính thức.

Nhìn lại lịch sử, trong hơn 10 năm trở lại đây, chỉ có 2 cầu thủ chuyển trực tiếp từ Hà Lan sang Premier League mà thành công là trường hợp của Georginio Wijnaldum (PSV tới Newcastle, 2015) và Christian Eriksen (Ajax tới Tottenham, 2013). Van Dijk là cầu thủ người Hà Lan thành công nhất ở Premier League trong 1 thập kỷ trở lại đây, nhưng anh cũng không chuyển thẳng từ Hà Lan sang mà cũng có thời gian thi đấu ở Celtic (Scotland) trước khi gia nhập Southampton. Người thành công thì ít, mà danh sách những kẻ thất bại ở xứ sương mù khi từ Hà Lan chuyển sang lại rất dài như trường hợp của Hakim Ziyech (Chelsea), Steven Bergwijn (Tottenham)…

Có nhiều lý do để giải thích vì sao những cầu thủ từ Hà Lan sang lại không thích nghi được ở Premier League. Nói như Depay thì là vì ở Anh có quá nhiều trận đấu, ít thời gian nghỉ ngơi và cơ thể không kịp hồi phục. Hay nói như Van de Beek thì tốc độ, nhịp điệu, cường độ hoạt động ở Premier League quá khủng khiếp và không dễ để thích ứng. Nhưng điều quan trọng nhất là mặt bằng chung trình độ giải Hà Lan kém xa so với Premier League. Hãy nhìn Feyenoord chơi trận chung kết gặp Roma ở UEFA Europa Conference League 2021/22 là rõ.

 

Bài học quá khứ đã có. M.U nên thận trọng với các bản hợp đồng từ Hà Lan.

M.U sẽ đợi De Jong đến phút chót

Báo chí Anh tiết lộ M.U sẽ đợi De Jong đến phút chót của thị trường chuyển nhượng mùa Hè 2022 (ngày 1/9). HLV Ten Hag không có ý định từ bỏ thương vụ này cho dù De Jong đang không muốn tới Old Trafford. Hiện tại, Barca đang yêu cầu De Jong gia nhập M.U sau khi 2 bên đã đạt được thỏa thuận về giá ở thương vụ này.

9. Mặc dù đã chuyển sang M.U được 2 năm nhưng số trận đá chính cho Quỷ đỏ ở Premier League của Donny van de Beek chỉ là 9 trận.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm