Thể thao

MU nên học theo sự tàn nhẫn của Chelsea?

Chelsea dưới thời ông chủ Roman Abramovich nổi tiếng là đội bóng máu lạnh, khi không ngần ngại sa thải HLV trưởng khi CLB bắt đầu có dấu hiệu đi chệch hướng. Sự tàn nhẫn là có, song thực tế tỏ ra hiệu quả với liên tiếp thành công thu về.

HLV Park Hang Seo: ‘Đừng so sánh lứa U23 Việt Nam này với thế hệ ở Thường Châu' / Man City vượt mặt Liverpool trên BXH UEFA, Man United xuống thứ 9

MU nên học tập sự tàn nhẫn của Chelsea?

Không khó để tìm ra công việc huấn luyện ở CLB nào là áp lực nhất Ngoại hạng Anh. Nắm quyền tại Man City, Liverpool, Arsenal, Man United hay các đội bóng lớn nói chung đều chứa đựng sức ép khổng lồ song có lẽ tất cả đều thua xa Chelsea, đội bóng không có chỗ cho sự kiên nhẫn.

Tại Stamford Bridge luôn đòi hỏi một sự thành công ngay tức thì. Họ không thích chờ đợi, buộc các HLV đến đây phải xoay sở bằng mọi cách để vừa xây dựng, phát triển và giúp đội bóng thu về quả ngọt nhanh nhất có thể. Quả ngọt ở đây bao gồm tất nhiên bao gồm các danh hiệu lớn nhỏ, hoặc tối thiểu suất dự Champions League. Bằng không, HLV trưởng, dù tài giỏi cỡ nào, cũng sớm phải khăn gói rời CLB.

Chelsea dưới triều đại của ông chủ Abramovich đã bị chỉ trích rất nhiều vì cách làm được mô tả là "tàn nhẫn, máu lạnh" này. Dù vậy, theo thời gian, The Blues vẫn kiên định với phương pháp của mình để rồi sở hữu những vinh quang mà họ mong muốn. Đã có 13 HLV khác nhau đến rồi đi trong 18 năm Abramovich là người đứng đầu tại Chelsea, và tất cả đã nói lên "bản năng sát thủ" của đội bóng này. Dù vậy, đổi lại, họ gặt hái không ít thành công với 20 chiếc cúp lớn nhỏ, trong đó nổi bật có 5 chức vô địch Ngoại hạng Anh, 2 Champions League và 2 Europa League.

Ở Chelsea, sự nhân nhượng là điều gần như không tồn tại. HLV chấp nhận ngồi vào chiếc ghế nóng phải xác định tư tưởng rõ ràng, đó là sớm mang lại danh hiệu cho CLB hoặc bị đào thải, nhường vị trí cho người khác. Frank Lampard, người được xem là huyền thoại bất tử của Chelsea, cũng không nằm ngoài guồng quay tử thần ấy. Ông bắt đầu dẫn dắt Chelsea từ hè 2019, góp công sức rất lớn vào việc giúp CLB cán đích trong Top 4 mùa 2019/20 bất chấp The Blues bị cấm chuyển nhượng.

MU vẫn muốn cho Solskjaer thêm cơ hội

MU vẫn muốn cho Solskjaer thêm cơ hội

Thế nhưng, sau một mùa hè 2020 được đầu tư mạnh mẽ nâng cấp đội hình, Lampard không thể cùng Chelsea bứt phá, trái lại, thi đấu thất vọng ở nửa đầu mùa 2020/21. Kết quả, ban lãnh đạo Chelsea đi đến quyết định sa thải huyền thoại của mình như bao người tiền nhiệm khác trước đây. Một phán quyết mà bản thân The Blues tuyên bố rằng "đau lòng nhưng cần thiết" để vực lại đội bóng. Thomas Tuchel đã tới làm tiếp công việc còn dang dở của Lampard, và những gì mà CLB gặt hái dược từ đó đến nay thực sự phi thường. Giờ đây, Chelsea đang là nhà đương kim vô địch châu Âu và là 1 trong 3 đội mạnh nhất Premier League, bên cạnh Man City và Liverpool. Dưới bàn tay của Tuchel, một đế chế màu xanh đã hình thành.

Cách vận hành của Chelsea rất rõ ràng, đó là liên tục thay đổi, không ngừng làm mới với ý tưởng, kế hoạch mới. Chỉ cần có một sự chững lại hoặc bộ máy gặp vấn đề, mắt xích lớn nhất, cụ thể là HLV trưởng, sẽ bị thay thế. Ole Gunnar Solskjaer chắc chắn may mắn hơn nhiều so với Lampard bởi dù không giúp Man United thu về bất kỳ danh hiệu nào suốt gần 3 năm qua, ông vẫn tại vị.

Câu hỏi đặt ra là liệu MU có nên học theo sự tàn nhẫn của Chelsea? Có lẽ là nên. Solskjaer đang được ban lãnh đạo MU che chở, bao bọc quá nhiều, một phần bởi cái mác một trong những cựu cầu thủ lẫy lừng trong lịch sử đội bóng. Chính điều này cái vòng luẩn quẩn cùng Solskjaer cứ tái đi tái lại mà không thấy điểm dừng. Từ bao giờ cán đích trong Top 4 được xem là một thành công vang dội với một đội bóng vĩ đại như Man United?

Công bằng mà nói, MU đã có nhiều chuyển biến dưới thời Solskjaer, từ tinh thần thi đấu cho đến lối chơi, song về tổng thể, chừng đó là không đủ để giúp Quỷ đỏ có thể cạnh tranh sòng phẳng cho các danh hiệu. Báo chí Anh cho biết không khí trong phòng thay đồ của Man United đang suy sụp sau thất bại tan tác 0-5 trước Liverpool vừa qua. Các cầu thủ cũng không còn niềm tin vào chiến lược gia người Na Uy, và đang chờ đợi một quyết định thay đổi từ thượng tầng. Trong khi đó, ban lãnh đạo Quỷ đỏ vẫn tỏ ra chần chừ, phải chăng vì nghĩ rằng "đội bóng vẫn đang đi đúng hướng" như lời Solskjaer vẫn thường tuyên bố?

Bóng đá thời hiện đại đã không còn chỗ cho những HLV tại vị lâu năm như Arsene Wenger hay Sir Alex Ferguson năm xưa. Danh hiệu là thước đo thành công và các CLB ngày nay đang đẩy nhanh tiến độ nhanh nhất có thể đẻ đạt được mục tiêu. Suốt 8 năm qua, MU hoàn toàn lạc lối với minh chứng rõ nét nhất nằm ở số danh hiệu ít ỏi thu về, và Solskjaer khó lòng trở thành đấng cứu thế. Trong khi đó, Chelsea với sự tàn nhẫn của mình lại đã và đang lượm trái ngọt - một điều mà MU hiện chỉ có được trong những giấc chiêm baohay hoài niệm về quá khứ.

 

Clip các bàn thắng đẹp
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm