Thêm dấu hiệu ngân hàng thừa tiền, doanh nghiệp vẫn khó
Lãi suất huy động sẽ giảm từ 7% xuống 6%/năm trong lúc ngân hàng đang thừa tiền, các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn.
Ngân hàng thừa tiền, lãi suất huy động giảm
Thời báo Ngân hàng dẫn lời một quan chức Ngân hàng Nhà nước cho biết, trần lãi suất tiết kiệm VND và USD sẽ giảm lần lượt một điểm phần trăm và 0,25 điểm phần trăm trong một hai ngày tới.
Theo đó, lãi suất huy động VND cao nhất với các kỳ hạn dưới 6 tháng hạ từ 7% xuống 6% một năm. Lãi suất tiết kiệm bằng USD từ 17/3 chỉ còn 1% một năm.
Thông tin trên cũng được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình hé lộ trong Hội nghị về sản xuất và tiêu thụ lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long ngày 15/3.
Một tháng qua, trước khi có quyết định chính thức của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng trong nước đã liên tục giảm lãi suất huy động trong hệ thống của mình.
Đây là đợt điều chỉnh lãi suất đầu tiên trong năm 2014 và cũng là đầu tiên trong gần 9 tháng qua. Lần thay đổi gần nhất là vào 28/6, Ngân hàng Nhà nước quyết định đưa mức trầ lãi suất tiết kiệm tiền đồng giảm về 7% một năm, USD là 1,25% một năm.
Trước đó, tại phiên họp Chính phủ diễn ra vào ngày 28/2, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình từng cho biết, trong dịp Tết vừa qua, Ngân hàng Nhà nước không phải lo tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại. Với thanh khoản đảm bảo, lương tiền mặt đưa ra trong dịp tết khoảng 150 nghìn tỷ, nhưng hút về cũng lớn.
Cũng theo Thống đốc Bình, sau Tết, điều hành tiền tệ rất căng thẳng vì tiền về nhiều nên các ngân hàng thường hay kinh doanh tiền tệ, buộc Ngân hàng Nhà nước phải hút tiền về.
Doanh nghiệp vẫn chết đói vốn
Trong lúc ngân hàng đang thừa tiền, lãi suất huy động tiếp tục giảm trong khi lãi suất cho vay của các ngân hàng chưa giảm sẽ khiến tình trạng các doanh nghiệp "thiếu vốn", "khó tiếp cận vốn", "khát vốn" vẫn rất khó để tiếp cận ngân hàng.
Kết quả giám sát của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGSTC) tiến hành từ cuối tháng 8/2013 cho thấy có tới 50% doanh nghiệp khó tiếp cận vốn từ các ngân hàng.
Và chính UBGSTC cũng nhấn mạnh rằng, các giải pháp chính sách của ngân hàng nhà nước, đặc biệt giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khu vực doanh nghiệp (xử lý nợ xấu, giảm rào cản về điều kiện tín dụng) sẽ chỉ phát huy được tác dụng nếu đảm bảo 2 yếu tố sau:
Thứ nhất, quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro của các NHTM được cải thiện, tuân thủ theo các chuẩn mực đề ra của NHNN.
Thứ hai, hệ thống giám sát phải giám sát được hoạt động của các NHTM, tránh tình trạng cơ cấu lại nợ và cách lách chính sách cho doanh nghiệp sân sau, các nhóm lợi ích được tạo ra bởi tình trạng sở hữu chéo và dòng vốn tín dụng này có nguy cơ không “chảy” được vào nền kinh tế.đó, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại hệ thống ngân hàng cũng đang rất cao, lên tới 57 nghìn tỷ, đây là tiền chúng ta chưa dùng đến.
Thống kê số doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động trong 2 tháng đầu năm 2014 đã tăng 12,2% so với cùng kỳ. Trước đó, hết năm 2013, số doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động cũng lên đến 60.737 doanh nghiệp, tăng 11,9 % so với năm 2012.
Nhận định về việc giảm lãi suất huy động nhưng các ngân hàng chưa giảm lãi suất cho vay, TS. Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện kinh tế trung ương từng cho rằng điều này khiến mọi người nghi ngờ về tính chính xác trong báo cáo về tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại hiện nay.
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, năm 2014 tiếp tục sẽ là một năm nhiều khó khăn của các doanh nghiệp.
Báo Đất Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo