Theo tính toán, lãi suất cho vay ở mức từ 11% đến 12% là hợp lý trong điều kiện hiện nay.
Thế là lãi suất gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng đã giảm. Mấy ngày qua, cả người dân và doanh nghiêp. Tuy nhiên, tiếp theo sau sự kiện giảm lãi suất chỉ có 0,5%/năm, việc phải làm tiếp theo nữa là gì ?
Lãi suất giảm 0,5%, còn 7,5%/năm đối với các khoản tiền gửi dưới 12 tháng - nhìn một cách cơ học là từ đó lãi suất cho vay chí ít cũng có thể giảm tương ứng 0,5%. Theo lẽ thường, đó là tin vui đối với các doanh nghiệp – những người mà vốn cho sản xuất kinh doanh đang phụ thuộc vào nguồn vốn từ ngân hàng. Nhưng thật sự 0,5% lãi suất này có đủ để làm nên một điểm nhấn trên con đường đang nhọc nhằn và trầy trật của doanh nghiệp hay không. Bởi vì hiện nay rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang tồn đọng sản phẩm trong kho hoặc trong các khoản nợ gối đầu và trả chậm của doanh nghiệp khác cũng đang vô cùng khó khăn nên chưa biết sẽ chậm đến bao giờ. Mặt khác thị trường ở cả trong nước và xuất khẩu của doanh nghiệp cũng đã bị thu hẹp lại do suy thoái kinh tế kéo theo thu hẹp chi tiêu mua sắm. Hai yếu tố này đang là nguyên nhân chính làm cho doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp chỉ hoạt động theo kiểu duy trì, cầm cự.
Theo phàn nàn của doanh nghiệp, cho đến hiện nay phần đông họ phải vay vốn với lãi suất trên 15%/năm, có những trường hợp lên đến 18%, còn mức chung là từ trên 13% đến 16%/năm. Chỉ rất ít doanh nghiệp vay được ở mức thấp hơn thế. Vì thế lãi suất huy động giảm 0,5% như Ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh trong tuần này cũng chưa mấy mang lại hi vọng tác động đến lãi suất phải vay của doanh nghiệp. Cho dù hiện nay vốn trong các ngân hàng đều dồi dào, thậm chí không cho vay được do những khó khăn của doanh nghiệp và của nền kinh tế.
Việc giảm lãi suất gửi tiền chắc chắn tác động đến người gửi. Thế nhưng tác động này cũng sẽ không lớn, bởi so với mục tiêu lạm phát của nền kinh tế, thì gần như lãi suất gửi ngân hàng sẽ làm hòa vốn của người gửi tiền bằng tỷ lệ giữa lãi suất gửi tiền và lạm phát. Trong khi người gửi tiền thì không có nhiều kênh đầu tư để lựa chọn nên việc gửi tiết kiệm xem chừng vẫn được duy trì cho dù tỷ lệ lãi đã thấp ngang với lạm phát như thế. Và như vậy vốn tiếp tục vào rồi đọng lại ngân hàng sẽ ngày mọt tăng mà vốn cho vay ra lại không tăng tương ứng.
Đã có nhiều ý kiến cho rằng cần phải cải thiện khoảng cách lãi suất huy động và cho vay vốn. Nhưng mấu chốt ở đây lúc này không phải là hạ lãi suất huy động để kéo theo hạ lãi suất cho vay vì khả năng này hầu như đã hết nếu so với lạm phát. Điểm chốt ở đây là giảm chi phí quản lý và chi phí kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là giảm lợi nhuận được cho là còn bất hợp lý của ngân hàng. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, lãi suất cho vay ở mức từ 11% đến 12% là hợp lý trong điều kiện hiện nay. Ở mức này cả doanh nghiệp và ngân hàng đều chấp nhận được.
Trước khi Ngân hàng Nhà nước ra quyết định hạ lãi suất lần này, một số ngân hàng thương mại cũng đã tự điều chỉnh lãi suất cho vay. Như vậy thêm một lần nữa khẳng định rằng khoảng cách giữa huy động và cho vay hoàn toàn có thể rút gắn lại, để giúp cả doanh nghiệp và ngân hàng cùng hoạt động, góp phần cải thiện tình trạng lưu thông mạch máu của nền kinh tế.
Câu chuyện phải làm gì nữa đây sau khi giảm lãi suất huy động tiết kiệm được đặt ra là vậy./.
Lý Thái Phương
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 17/11/2024: Chuyên gia nhận định ra sao về xu hướng sắp tới?
Giá ngoại tệ ngày 17/11/2024: USD duy trì ổn định ở mức 106,67 điểm
Giá heo hơi ngày 17/11/2024: Biến động khó lường suốt tuần qua
Giá nông sản ngày 17/11/2024: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu tiếp tục tăng
Cần khơi thông nguồn cung, hạ nhiệt giá nhà đất
PGBank khai trương trụ sở mới tại Đồng Nai
Cột tin quảng cáo