Thị trường xuất khẩu gạo khởi sắc trở lại
Theo ông Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), lượng gạo xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm nay tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy những dấu hiệu khởi sắc về mặt thị trường xuất khẩu gạo trong thời gian tới. Ông Nam cho rằng, trong cả năm 2018, sẽ có những diễn biến tích cực và thuận lợi hơn cho những nước xuất khẩu lúa gạo. Bởi ở nước xuất khẩu lớn nhất là Ấn Độ, sau một thời gian đẩy mạnh xuất khẩu gạo, lượng gạo tồn kho đã giảm đáng kể. Về phía Thái Lan cũng đã giải quyết hết lượng gạo tồn kho chất lượng thấp. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu và thời tiết không thuận lợi đã khiến cho một số quốc gia từng tạm ngưng xuất khẩu gạo như Indonesia, và nay đã phải cho nhập khẩu trở lại để cân đối nhu cầu lương thực hàng ngày của người dân.
Sự khởi sắc của xuất khẩu gạo ngay từ đầu năm tới giờ đã thể hiện rõ nét ở khía cạnh giá cả cạnh tranh. Hiện tại, giá gạo trắng 5% tấm của Việt Nam đang được chào bán trong khoảng 425 - 430 USD/tấn, cao hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan khoảng 20 USD/tấn. Giá gạo thơm bán ra trên dưới 600 USD/tấn, nếp 525 USD/tấn. Giá lúa gạo nội địa cũng đang ở mức cao dù vụ đông xuân ở ĐBSCL đã bước vào thời điểm thu hoạch. Thông tin từ VFA cho thấy, giá lúa khô loại thường ở ĐBSCL hiện vào khoảng 6.000 - 6.200 đ/kg, lúa hạt dài 6.300 - 6.600 đ/kg.
Chị Lan Hương chủ một cơ sở về xuất khẩu gạo tại (Đồng Tháp) cho biết, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên khoảng 18 - 20%. Giá tăng do nhu cầu gạo thế giới tăng. Nhưng yếu tố chính là chất lượng gạo của Việt Nam đã được nâng lên đáng kể, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của nhiều thị trường. Chẳng hạn, thị trường Trung Quốc đã rất khắt khe về chất lượng, khi cơ quan chức năng của họ đã sang Việt Nam kiểm tra các nhà máy và mới chỉ cấp phép xuất khẩu gạo sang Trung Quốc cho hơn 22 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của họ.
Nhận định của các chuyên gia cho rằng dù không muốn thừa nhận, nhưng lúa gạo Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh được với các nguồn cung khác nếu có giá bán thấp hơn. Đây là một thực tế khó tránh được khi xét về mặt bằng chung, lúa gạo Việt còn chưa có thương hiệu và chất lượng còn thấp hơn so với những nước khác. Điều này cũng lý giải nguyên nhân vì sao những tháng đầu năm nay, giá lúa gạo trong nước cao bất thường, kéo theo giá xuất khẩu tăng theo, nhưng doanh nghiệp lại không ký được nhiều hợp đồng mới nên xuất khẩu đã chững lại.
Mặc dù có nhiều tín hiệu khá tích cực, nhưng một số doanh nghiệp cho rằng, những tín hiệu trên vẫn chưa đủ sức tạo sự đột biến để thay đổi cục diện cho vấn đề xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay.
Vẫn không ít lo ngại về việc liệu các doanh nghiệp Việt có thể tiếp cận được với những nhu cầu này không. Bởi hiện Philippines đã chuyển sang cơ chế điều hành nhập khẩu gạo mới, thay vì tổ chức đấu thầu tập trung sang cho tự nhân mua gạo. Điều này tuy giúp các doanh nghiệp Việt chủ động tiếp cận các nhu cầu, nhưng nếu không cải thiện về chất lượng và cả thương hiệu, dù có giá bán tốt thì gạo Việt sẽ khó cạnh tranh với các nguồn cung cấp khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu gạo sang Singapore
Giá nông sản ngày 23/1/2025: Cà phê tăng vọt, hồ tiêu nhích nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 23/1/2025: USD phục hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm
Giá heo hơi ngày 23/1/2025: Ổn định trên toàn quốc dịp cận Tết
Thales tiếp tục cung cấp dịch vụ bảo trì cho đội bay của Vietnam Airlines