"Chuỗi cung ứng thế giới đang phải chịu những áp lực lịch sử"
Dầu đồng loạt giảm giá, xăng giữ nguyên / Thời cơ để doanh nghiệp tạo đột phá trong bối cảnh nhiều "gam màu xám"
Chia sẻ với VTVNews về xu hướng tiêu dùng trong dịp Tết nguyên đán trong bối cảnh những biện pháp hạn chế đi lại vì đại dịch COVID-19 đang dần nới lỏng và bỏ ở nhiều quốc gia, bà Kristie Davison nhận định: Sau hai năm doanh số bán hàng thấp trong dịp Tết Nguyên đán do COVID-19, mọi thứ được kỳ vọng sẽ khởi sắc đối với ngành hàng tiêu dùng nhanh trong khoảng thời gian này khi nền kinh tế Việt Nam phục hồi và người tiêu dùng có cái nhìn tích cực về triển vọng kinh tế.
"Theo các chuyên gia kinh tế - thương mại, sau đại dịch COVID-19, người dân có xu hướng tăng chi tiêu cho mua sắm. Thị trường hàng hóa dịp Tết Nguyên đán sắp tới được dự đoán sẽ sôi động hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tính nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng khoảng 8-10%so với cùng kỳ năm trước", bà Kristie Davison cho biết.
Song bàKristie Davison nhận định chuỗi cung ứng thế giới hiện đang phải chịu những áp lực lịch sử - sau nhiều năm gián đoạn do đại dịch và xung đột đang diễn ra. Các nhà bán lẻ trên toàn thế giới đang phải đối mặt với những thách thức quan trọng như: Lạm phát tăng vọt, khó khăn trong chuỗi cung ứng, tăng giá các sản phẩm xăng dầu, suy giảm niềm tin của người tiêu dùng, thị trường lao động thắt chặt, sự gia tăng của số hóa, đối phó với các sự kiện khó lường, củng cố và cạnh tranh thị trường.
Theo bà Kristie Davison, Phó Chủ tịch phụ trách Kinh doanh, Châu Á Thái Bình Dương tại RELEX Solutions, chuỗi cung ứng thế giới đang phải chịu những áp lực lịch sử
"Giống như các nhà bán lẻ trên toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải vật lộn với những thách thức tương tự. Hơn nữa, người tiêu dùng cũng đang phải gánh chịu những tác động tiêu cực từ những sự kiện trên, khiến môi trường kinh doanh càng trở nên khắc nghiệt hơn đối với nhiều doanh nghiệp", , Phó Chủ tịch phụ trách Kinh doanh, Châu Á Thái Bình Dương tại RELEX Solutions đánh giá.
Làm thế nào các nhà bán lẻ có thể vượt qua những thách thức?
Theo bà Kristie Davison, cách hiệu quả nhất để các nhà bán lẻ vượt qua những bất trắc này là lập kế hoạch làm sao để tối đa hóa doanh số bán hàng đồng thời giảm thiểu tổn thất.
Tết Nguyên Đán đã trở thành cơ hội lớn trong năm cho các nhà bán lẻ tại Việt Nam phát triển kinh doanh. Đối với một nhà bán lẻ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, Tết có thể mang lại rất nhiều lợi nhuận — ví dụ như doanh nghiệp có thể bán hết hàng trong mùa Tết mà không bị gánh nặng tồn kho khiến họ phải bán lỗi. Vì vậy, làm thế nào các nhà bán lẻ có thể có đủ số lượng hàng tồn kho để tối đa hóa doanh số bán hàng đồng thời giảm thiểu rủi ro lãng phí?
Việc quản lý hàng tồn kho theo mùa thường khó khăn do phải mua trước mùa và rủi ro cao về hàng tồn kho sau mùa. Đặc biệt, Tết có nghĩa là các dòng sản phẩm sẽ có sự thay thế lớn từ mùa này sang mùa khác. Điều này càng cho thấy mức độ quan trọng của việc dự báo nhu cầu để chuẩn bị đơn vị lưu kho (SKU) phù hợp và đảm bảo lợi tức đầu tư.
"Nhiều nhà bán lẻ tại Việt Nam vẫn dự báo nhu cầu theo cách thủ công, tiềm ẩn rủi ro thiếu chính xác cao, có thể dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu hàng. Các giải pháp dự báo nhu cầu và bổ sung hàng hóa tự động là lời giải cho một mùa Tết thành công mà các nhà bán lẻ đang tìm kiếm", bà Kristie Davison cho biết.
Việc có đủ số lượng hàng tồn kho để tối đa hóa doanh số bán hàng đồng thời giảm thiểu rủi ro lãng phí là điều rất quan trọng với các nhà bán lẻ trong thời điểm này
Theo bà Kristie Davison, tự động hóa dự báo nhu cầu giúp doanh nghiệp đạt được kết quả tối ưu bằng cách cải thiện tình trạng sẵn có trên kệ của các sản phẩm theo mùa và giảm lượng hàng tồn kho khi mùa kết thúc.
Một mô hình dự báo tốt cho việc lập kế hoạch theo mùa bao gồm một sản phẩm tham chiếu có thể được chỉ định dựa trên các chỉ số theo mùa hoặc theo sự kiện cụ thể để tính toán dự báo dựa trên dữ liệu cho các mặt hàng mới.
Điều này cho phép các doanh nghiệp tìm kiếm danh mục lịch sử cho các mặt hàng có điểm tương đồng với những mặt hàng được giới thiệu và xây dựng dự báo có khả năng thúc đẩy những cải tiến đáng kể về tính sẵn có và giá trị hàng tồn kho đồng thời giảm đáng kể các khoản giảm giá.
"Kích cầu" tránh hàng tồn?
Đối với mùa Tết năm nay, theo bà Kristie Davison, tình trạng mất an ninh tài chính ngày càng gia tăng do giá năng lượng tăng cao, lạm phát và nguồn cung sản phẩm không đồng đều đã khiến người tiêu dùng trở nên thận trọng hơn bao giờ hết về cách thức và địa điểm chi tiêu. Cần một chiến lược khuyến mãi phù hợp để giúp các nhà bán lẻ đẩy mạnh doanh số bán hàng và tối đa hóa lợi nhuận.
Để duy trì tính cạnh tranh về giá, các nhà bán lẻ nên làm việc với nhiều nhà phân phối khác nhau để đảm bảo nguồn cung và chi phí ổn định, cũng như lên kế hoạch cho quy trình giao hàng tập trung để giảm chi phí giao hàng, góp phần hạ giá vốn hàng bán.
Các chiến dịch khuyến mãi nên bắt đầu sớm và kéo dài hơn để kích thích nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh bán hàng tại cửa hàng, các kênh trực tuyến và các thương mại điện tử, điểm bán hàng di động có thể là giải pháp tốt giúp hàng hóa tiếp cận được nhiều khách hàng nhất.
Về lâu dài, đầu tư vào công nghệ lập kế hoạch khuyến mại là giải pháp giúp hỗ trợ và nâng cao hiệu quả lập kế hoạch khuyến mãi của các nhà bán lẻ. Trong bối cảnh lợi nhuận ngày càng bị đe doạ, các nhà bán lẻ cần nhanh chóng nâng cao kiến thức về bối cảnh công nghệ hiện đại để họ có thể thực hiện các khoản đầu tư thông minh và sáng suốt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 3/12/2024: Đồng USD tăng mạnh trở lại, về mốc 106
Việt Nam là điểm đến quốc tế phát triển nhanh chóng của AirAsia
Đồng USD tăng mạnh gây áp lực lên giá vàng
Giá nông sản ngày 3/12/2024: Cà phê giảm mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
TP Vinh mở rộng, tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence tại Cửa Lò được săn đón
Tiền nhàn rỗi đổ vào ngân hàng đạt mức kỷ lục