"Giải pháp khuyến khích khối DN tư nhân phát triển bứt phá là chưa đủ"
DNVN - Đây là đánh giá của GS. Võ Đại Lược khi phân tích về động lực tăng trưởng kinh tế cũng như những tồn tại cần khắc phục trong chính sách khuyến khích khối doanh nghiệp tư nhân phát triển bứt phá.
Điều hành giá góp phần gia cố vững chắc kinh tế vĩ mô / Việt Nam trước ngưỡng phát triển mới
Có nhiều ý kiến cho rằng, trong năm 2019, nền kinh tế Việt Nam đã rất thành công khi đạt nhiều con số ấn tượng, đạt và vượt 12 chỉ tiêu do Quốc hội đề ra. GDP đạt khoảng 7,02%, kim ngạch XNK đạt trên 500 tỷ USD, tăng trưởng du lịch 15 - 16% - tức là gấp 3 - 4 lần mức tăng trưởng chung của du lịch toàn cầu; nợ công được đưa xuống dưới mức 55% của GDP...
Khi nói về động lực cho tăng trưởng kinh tế trong năm vừa 2019, nhiều ý kiến cho rằng, có 3 động lực chính, đó là xuất khẩu, FDI, và ngành công nghiệp sản xuất - khai khoáng. Câu hỏi đặt ra là liệu 3 động lực này có còn phát huy tác dụng trong năm 2020 hay không và nếu tiếp tục duy trì những động lực này thì cần phải thực hiện bước đi nào?
Kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng
Tại Chương trình Đối thoại Kinh tế Việt Nam 2020 với chủ đề “Tổng quan kinh tế Việt Nam 2019 và thách thức kinh tế 2020” diễn ra mới đây, TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, ở mức độ nào đó thì nhận định trên là chính xác, nhưng những động lực đó đã giảm dần.
TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng CIEM.
"Tôi cho rằng việc đạt được tốc độ tăng trưởng GDP năm 2019 ở mức 7,02% chủ yếu nhờ khu vực kinh tế tư nhân trong nước và sau đó là nhờ cải cách thể chế, môi trường kinh doanh. Tăng trưởng đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) tăng đến 17%. Tương tự như vậy XK của khu vực kinh tế trong nước đạt 18 - 19% - cao hơn rất nhiều bình quân chung của cả nước và cao hơn cả khu vực FDI", ông Cung nói.
Theo ông Cung, khu vực KTTN trong nước nổi lên như một động lực hết sức quan trọng của nền kinh tế vào trong năm 2020 động lực này vẫn sẽ tiếp tục. Tiếp đó là nhờ vào sự cải cách rất mạnh mẽ của Chính phủ về thể chế và môi trường kinh doanh theo hướng làm cho môi trường kinh doanh của chúng ta công bằng hơn, tự do hơn, an toàn hơn, với chi phí thấp hơn và điều đó phù hợp với khích lệ đổi mới khu vực KTTN của Nhà nước.
Cần giải pháp mạnh mẽ hơn thúc đẩy khối DN tư nhân phát triển
Bình luận về vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua và năm 2020 cũng như những năm tiếp theo, GS. Võ Đại Lược cho rằng: Mọi nền kinh tế thị trường, khu vực tư nhân luôn có 1 vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu nói đến Nhật Bản, người ta sẽ nhắc đến Toyota, Canon, Mishubishi... Toàn những "đại" DN tư nhân. Hàn Quốc, Mỹ hay châu Âu cũng như vậy. Họ không nhắc đến DN Nhà nươvs và FDI.
"Với Việt Nam, tôi muốn tách DN tư nhân khỏi kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân gồm kinh tế hộ gia đình cá thể, tuy chiếm 42% GDP của cả nước nhưng trong đó DN tư nhân chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 10%, thậm chí có số liệu thấp hơn. Cho nên, với một nền kinh tế thị trường của chúng ta trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, mà DN tư nhân chiếm tỷ trọng nhỏ như vậy đó là một vấn đề", GS. Võ Đại Lược nêu quan điểm.
Theo ông Võ Đại Lược, Đảng và Chính phủ đã nhận ra điều này, đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của DN tư nhân, thậm chí Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng còn nói sẵn sàng khuyến khích phong anh hùng cho các ông chủ tư nhân có đóng góp tốt.
GS. Võ Đại Lược (thứ hai từ trái sang) cùng các diễn giả trong Chương trình Đối thoại Kinh tế Việt Nam 2020.
"Nhưng vấn đề là giải pháp cụ thể như thế nào? Cho đến nay, những giải pháp cụ thể để khuyến khích khối DN tư nhân phát triển bứt phá là chưa đủ và chưa rõ. Tôi từng tiếp xúc với nhiều DN tư nhân, họ kêu lắm. Họ phải đi vay với lãi suất 10%, trong khi đó các DN FDI chỉ phải vay với lãi suất thấp hơn nhiều, chẳng hạn như Trung Quốc chỉ 3%, còn các nước khác còn thấp hơn nhiều mức này. Họ phải đi xin đất để có mặt bằng sản xuất với tất cả thủ tục hành chính và chi phí không chính thức. Những rào cản về thủ tục hành chính vẫn còn nhiều...", GS. Võ Đại Lược cho biết.
Theo ông Võ Đại Lược, tới đây, Chính phủ cần có sự nghiên cứu để đưa ra giải pháp mạnh mẽ hơn để thúc đẩy khu vực DN tư nhân phát triển tương xứng với vị thế của kinh tế đất nước và tương xứng với cuộc cạnh tranh toàn cầu trong bối cảnh Việt Nam đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do với các nước trên thế giới.
Như vậy, lực lượng tư nhân rất quan trọng để đối diện với cạnh tranh quốc tế. Nhà nước phải có giải pháp cụ thể làm cho DN tư nhân lớn lên. Bây giờ chúng ta có hàng trăm DN tư nhân, nhưng trong số đó chỉ có 2% DN lớn, 2% DN vừa, còn lại là DN nhỏ và siêu nhỏ.
Nguyệt Minh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi bị xử phạt
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Cột tin quảng cáo