'Mở cửa' việc làm ngành lưu trú khách sạn tại Nhật cho lao động Việt
Ngày 4/10 tại Hà Nội, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) và Hiệp hội các nghiệp đoàn ngành dịch vụ lưu trú Ryokan và khách sạn toàn Nhật Bản đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về đẩy mạnh tiếp nhận lao động kỹ năng đặc định Việt Nam ngành Dịch vụ lưu trú và khách sạn sang làm việc tại Nhật Bản.
Bản thỏa thuận nhằm cụ thể hóa và tạo điều kiện cho lao độngViệt Nam đã được cấp chứng chỉ nghề của Nhật Bản sang thực tập và làm việc tại nước này trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và khách sạn. Bản ghi nhớ sẽ thiết lập khung hợp tác hai bên thúc đẩy các hoạt động, hợp tác trong việc phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực lưu trú và khách sạn đến Nhật Bản.
Phát biểu tại buổi lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng cho biết, việc triển khai chương trình trên cơ sở bản thỏa thuận này sẽ mở ra thêm nhiều cơ hội việc làm mới cho lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ngành dịch vụ lưu trú và khách sạn, góp phần gắn kết giữa lao động với đào tạo, gắn kết giữa thị trường lao động trong nước với thị trường lao động quốc tế.
“Bản thỏa thuận cũng sẽ giúp Nhật Bản giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực trong một số ngành quan trọng của nền kinh tế và là động lực để thúc đẩy hơn nữa giao lưu, hợp tác; nhất là trong lĩnh vực hợp tác lao động, đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ giữa hai nước,” Thứ trưởng Lê Tấn Dũng nói.
Trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú khách sạn với các công việc như: Lễ tân, đón khách..., Nhật Bản có nhu cầu tuyển dụng 22.000 lao động người nước ngoài vào Nhật Bản làm việc.
Trước đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và 4 bộ, ngành Nhật Bản (Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế Lao động Phúc lợi xã hội và Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật Bản) đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về khung pháp lý cơ bản để thực hiện đúng chương trình “lao động kỹ năng” đi làm việc tại Nhật Bản (MOC).
Trên cơ sở đó, lao động Việt Nam có kỹ năng sẽ có thêm nhiều cơ hội sang làm việc tại Nhật Bản trong các ngành nghề: Hộ lý chăm sóc người cao tuổi, lưu trú khách sạn (lễ tân, đón khách...), điện, thông tin điện tử , bảo dưỡng-sửa chữa ôtô, hàng không phục vụ mặt đất và bốc xếp hành lý, nhà hàng ăn uống, xây dựng, đóng tàu, nông nghiệp…/.
Hiện có gần 200.000 thực tập sinh Việt Nam đang thực tập tại Nhật Bản. Ngoài ra, hàng năm, Việt Nam cũng phái cử hàng nghìn kỹ thuật viên sang
Nhật Bản theo diện lao động kỹ thuật.
Theo Hồng Kiều/Vietnamplus
loading...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025