“Quyền lực” của cổ phiếu doanh nghiệp ông Phạm Nhật Vượng trên sàn
Việt Nam khó có cơ hội nâng tỷ trọng cổ phiếu / Cổ phiếu châu Á chạm đáy vì chiến trang thương mại Mỹ-Trung leo thang
VN-Index trong phiên giao dịch sáng đầu tuần (15/7) tiếp tục diễn biến tiêu cực khi áp lực bán lấn át bên mua. Chỉ số chính tạm ghi nhận thiệt hại 2,05 điểm tương ứng 0,21% còn 973,35 điểm. Trong khi đó, rung lắc khá mạnh diễn ra tại HNX-Index, chỉ số tạm kết với mức tăng 0,24 điểm tương ứng 0,23% lên 106,1 điểm.
Độ rộng thị trường nghiêng nhẹ về bên giảm. Có 296 mã giảm và 23 mã giảm sàn trên toàn thị trường, nhỉnh hơn so với 243 mã tăng và 22 mã tăng trần.
Thái độ thận trọng của nhà đầu tư khiến thanh khoản sáng nay chỉ duy trì mức thấp. Toàn sàn HSX có 68,66 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 1.549,99 tỷ đồng trong khi trên HNX là 12,35 triệu cổ phiếu tương ứng 172,08 tỷ đồng.
Trong sáng nay, cặp cổ phiếu của Vingroup là VIC và VHM giảm và tác động tiêu cực đến chỉ số chính. VHM khiến VN-Index mất 1,09 điểm và tương tự VIC cũng lấy đi của chỉ số 1,09 điểm. Ngoài ra, MSN, BVH, NVL, VNM, HPG cũng giảm giá và gây bất lợi cho chỉ số chung.
Ngược lại, các mã VCB, VRE, MWG, TCB… tăng giá và có ảnh hưởng tích cực đến diễn biến VN-Index, song tác động của những mã này còn khá khiêm tốn, chưa đủ mức
Cổ phiếu VIC của Vingroup sáng nay mất 1.100 đồng tương ứng 0,95% còn 114.900 đồng/cổ phiếu và VHM cũng giảm 1.100 đồng tương ứng 1,32% còn 82.000 đồng/cổ phiếu. Với mức giảm này, thiệt hại của hai mã trên đối với VN-Index còn lớn hơn cả mức giảm chung của chỉ số.
Vốn hoá thị trường của VIC hiện lên tới hơn 390 nghìn tỷ đồng, là mã có vốn hoá lớn nhất thị trường chứng khoán cho đến thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, vốn hoá của VHM cũng lên tới trên 274 nghìn tỷ đồng.
Bộ đôi cổ phiếu VIC-VHM cùng với những mã cổ phiếu vốn hoá lớn khác như VCB, VNM, GAS, SAB, ACV… biến động tại những mã này thường có khả năng chi phối VN-Index.
Rất bất ngờ, BVH sáng nay lại giảm 1.100 đồng tương ứng 1,3% còn 83.800 đồng cổ phiếu và BID cũng giảm nhẹ 0,3% lên 33.300 đồng/cổ phiếu.
Hai mã này giảm giá bất chấp thông tin đã được lựa chọn vào rổ VN30 trong đợt cơ cấu tháng 7/2019 (hiệu lực từ 5/8) thay cho CII và DHG. VN30 là chỉ số tham chiếu của quỹ VFMVN30 ETF với quy mô danh mục hơn 6.500 tỷ đồng và có ảnh hưởng đến biến động thị trường phái sinh.
Báo cáo chiến lược đầu tư của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) vừa phát hành đưa ra đánh giá, chỉ số vừa qua đã tiếp tục ghi nhận tuần thứ hai liên tiếp trên ngưỡng 970 điểm cho thấy nhà đầu tư đang tỏ ra khá lạc quan với thị trường hiện tại.
Mặc dù vẫn có áp lực chốt lời ngắn hạn xuất hiện trong phiên nhưng mức giảm không phải quá sâu và chỉ số nhanh chóng hồi phục ngay phiên liền sau, cho thấy dòng tiền lớn đang dần trở lại thị trường và đóng vai trò tích cực trong việc dẫn dắt xu hướng đi lên.
Trong bối cảnh hiện tại, VCBS khuyến nghị nhà đầu tư có thể giải ngân vào những cổ phiếu đang đóng vai trò dẫn dắt chỉ số chung như nhóm ngân hàng, dầu khí, đặc biệt là những doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh tốt trong quý 2/2019 và vẫn duy trì triển vọng tích cực trong phần còn lại của năm nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sửa đổi 5 nhóm chính sách tại Luật Đầu tư công
Xử lý nghiêm các vi phạm về quản lý, sử dụng nhà chung cư
Dự báo tới cuối năm xuất khẩu thuỷ sản cán mốc 9,5 tỷ USD
Đấu giá đất - Bài 1: Làn sóng 'giá ảo' và hệ lụy khó chữa
Bão số 3 đổ bộ đất liền, hoạt động mua bán giảm mạnh
Cổ phiếu TNA của Thiên Nam bị đình chỉ giao dịch