10 nhận định đáng chú ý về xuất khẩu thuỷ sản năm 2024
FPT Automotive mở văn phòng tại Ấn Độ / Không để đứt gãy nguồn cung xăng dầu
Năm 2023, lạm phát cao, nhu cầu giảm, tồn kho lớn, giá xuất khẩu giảm cùng những khó khăn, bất cập trong sản xuất kinh doanh trong nước khiến kết quả xuất khẩu thủy sản giảm 17% so với năm 2022, chỉ đạt 9 tỷ USD.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), năm 2024, nhiều khó khăn sẽ tiếp tục chi phối tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản. Ngoài ra, sẽ có thêm những thách thức khác làm chậm khả năng hồi phục xuất khẩu trong năm tới.
Do đó, VASEP đưa ra 10 nhận định về xu hướng thị trường và dự báo xuất khẩu thủy sản.
Thứ nhất, lạm phát ở các nước lớn đã được kiềm chế, kinh tế thế giới đã thoát đáy, nhưng phục hồi chậm, tác động đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản. Xung đột Nga – Ukraine, giao tranh ở Trung Đông và các vấn đề địa chính trị khác trên thế giới chắc chắn làm xáo trộn thương mại toàn cầu, trong đó có thủy sản.
Hệ luỵ sẽ là chi phí vận tải tăng, giá sản phẩm đầu vào cho nuôi trồng, chế biến thủy sản tăng. Cũng có thể gây ra cơn lốc lạm phát mới ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong năm 2024.
Thứ hai, chu kỳ giảm giá nhiều loài thủy sản có thể vẫn tiếp diễn tới hết nửa đầu năm 2024.
Thứ ba, với thị trường Mỹ, nhu cầu hồi phục chậm và xu hướng tăng tôm giá rẻ từ Ecuador. Xuất khẩu tôm sẽ khó khăn hơn nếu bị áp thuế chống trợ cấp (CVD).
Thứ tư, nhu cầu từ thị trường Trung Quốc phục hồi mạnh hơn, nhưng trả giá thấp, khó cạnh tranh.
Thứ năm, chi phí thức ăn tiếp tục là thách thức lớn cho cả ngành nuôi tôm và cá tra.
Thứ sáu, ngành tôm tiếp tục cạnh tranh với Ecuador và Ấn Độ về giá và nguồn cung. Tình trạng dư cung có thể vẫn tiếp diễn tới nửa đầu năm.
Sản lượng tôm thế giới năm 2024 sẽ tăng 4,8% lên 5,9 triệu tấn. Ecuador và Ấn Độ đang tăng thị phần cả ở Mỹ, Trung Quốc, EU và Nhật Bản, đồng thời tăng xuất khẩu tôm chế biến dù tỷ trọng còn khiêm tốn.
Thứ bảy, tồn kho cá tra tại các thị trường Mỹ, Trung Quốc, EU không còn là vấn đề. Giá xuất khẩu sẽ tăng trở lại ở các thị trường. Ngoài sản phẩm phile đông lạnh, xu hướng nhập khẩu cá tra giá trị gia tăng và các sản phẩm phụ (bong bóng cá, chả cá tra) tiếp tục tăng.
Thứ tám, về hải sản, thẻ vàng IUU tiếp tục là thách thức, nếu không tháo gỡ được trong năm 2024 sẽ khiến xuất khẩu sang EU đình trệ vì thủ tục xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác còn bất cập vì các yếu tố nguồn lực, nhân lực và cơ sở hạ tầng không đáp ứng. Những ngành hàng như cá ngừ, mực, bạch tuộc và cá biển bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Ngoài ra, nhu cầu thị trường tập trung vào các phân khúc hàng giá rẻ hơn như cá hộp, cá nguyên liệu để chế biến cá hộp, cá khô, tép khô.
Thứ chín, sẽ có xu hướng gia công tăng lên sau khi ngành chế biến thủy sản Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức (người Duy Ngô Nhĩ) và động thái của Trung Quốc cấm nhập khẩu thủy sản Nhật Bản khiến các nhà máy Nhật Bản đổ xô sang Việt Nam tìm đối tác gia công.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sẽ tăng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu và tăng gia công cho các thị trường Nhật Bản, Mỹ.
Thứ mười, VASEP dự báo xuất khẩu thủy sảnViệt Nam sẽ hồi phục dần trong năm 2024 và khả quan hơn vào nửa cuối năm.
VASEP dự báo, với sự thích nghi, điều chỉnh bối cảnh thị trường, các doanh nghiệp thủy sản sẽ giúp doanh số xuất khẩu của ngành hồi phục trở lại mức 9,5 tỷ USD - 10 tỷ USD trong năm nay.
Trong đó, ngành tôm hướng tới mục tiêu 4 tỷ USD, cá tra đạt khoảng 1,9 tỷ USD, còn lại là các mặt hàng hải sản dự báo thu về khoảng 3,6 – 3,8 tỷ USD.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao