Áp dụng chữ ký số tác động lớn đến lệnh chuyển tiền
Khách hàng Hà Nội hào hứng trải nghiệm OPPO Reno12 series / Xăng dầu quay đầu giảm giá sau 4 kỳ tăng liên tiếp
“Nếu các khách hàng dùng chữ ký số, khi khách hàng chuyển tiền, ngân hàng sẽ phải xác nhận giao dịch, kiểm tra lại dữ liệu, chuyển dữ liệu đối chiếu xác thực với CA (Certificate Authority - Tổ chức chuyên phát hành và chứng thực những chứng chỉ dạng kỹ thuật số), CA phải trả lời xác thực này trong thời giantính bằng giây”, đại diện VNBA băn khoăn.
Theo Phó Chủ tịch,Tổng Thư ký VNBANguyễn Quốc Hùng, thời gian qua, VNBA đã cùng với các tổ chức hội viên tham giagóp ý dự thảo Nghị định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy. Mục đích của cuộc họp nhằmxác định tác động của dự thảo Nghị định khi ban hành đến nền kinh tế, đến người dân và doanh nghiệp; đồng thời, các tổ chức tín dụng (TCTD) cần đầu tư vào công nghệđể đảm bảo cung cấp chữ ký điện tử chuyên dùng, bảo đảm an toàn.
Theo VNBA, việc dự thảo Nghị định quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy là chưa phù hợp với quyđịnh của Luật Giao dịch điện tử 2023. Điều này sẽ ảnh hưởngđến hoạt động của các TCTD, làm tăng chi phí cho người dân và doanh nghiệp khi giao dịch điện tử với các TCTD. Hiện có khoảng gần 80% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng và nhiều ngân hàng đã có trên 95% số lượng giao dịch được xử lý trên kênh số. Nếu theo quy định của dự thảo Nghị định, các loại nghiệp vụ chủ yếu của tổ chức tín dụng như nhận tiền tiết kiệm, nhận tiền gửi, cấp tín dụng, giao dịch ngoại tệ… đều yêu cầu có chữ ký điện tử khi giao kết giao dịch.
Phía các NHTM lo ngại, chi phí dự kiến phát sinh trong trường hợp toàn bộ các giao dịch trên phải sử dụng chữ ký số: Nếu mua chữ ký số theo năm: 800.000 đồng/năm (đơn giá trung bình của các nhà cung cấp CA/Mobile CA), tổng mức chi phí để trang bị chữ ký số cho 10,2 triệu khách hàng là khoảng 8.160 tỷ đồng; nếu mua chữ ký số theo giao dịch: 2.500 đồng/lần ký (đơn giá trung bình ký theo lần từ các nhà cung cấp Mobile CA), tổng mức chi phí để trang bị chữ ký số 1.875 tỷ đồng.
Đại diện VNBA cho rằng, các chi phí này vô cùng lớn, không chỉ ảnh hưởng đến ngân hàng, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân và doanh nghiệp.
Trước những khó khăn này, các TCTD kiến nghị, nên để người dân được quyền chủ động lựa chọn chữ ký số theo nhu cầu sử dụng. Nếu phải dùng thì dùng chung chữ ký số cho tất cả các hoạt động từ giao dịch ngân hàng đến hoạt động dịch vụ công, hành chính; tập trung trên một nền tảng, để không ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng; kết hợp một đầu mối duy nhất để kết nối và giảm thiểu chi phí; có thời gian để ngân hàng chuẩn bị trước khi triển khai...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dược Lâm Đồng LDP liên tiếp bị xử phạt
Sức hút từ condotel và chung cư cao cấp
Thực hành kinh doanh có trách nhiệm còn nhiều thách thức
Châu Á - Thái Bình Dương sẽ cần 19.500 máy bay mới vào năm 2043
FPT ra mắt nhà máy trí tuệ nhân tạo tại Nhật Bản
Giá vàng thế giới ngày 14/11: Giảm phiên thứ 4 liên tiếp do USD tăng mạnh