Bất động sản Tây Nam Bộ: Thị trường dịch chuyển về Sóc Trăng
Ngư dân Quảng Ngãi trúng đậm hải sản / Doanh nghiệp tư nhân tạo sức bật mới cho các địa phương
Bất động sản miền Tây giàu tiềm năng khai thác
Thực tế, giá trị bất động sản miền Tây vẫn chưa thể sánh ngang với các điểm đầu như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, nhưng vẫn cho thấy sức hấp dẫn rõ rệt từ cuối năm 2018. Giới chuyên gia cho rằng để nắm bắt tiềm năng đầu tư nên “chuyển hướng” ra khỏi khu trung tâm bởi tình trạng khan hiếm quỹ đất, giá đất “sốt ảo”. Đối ngược lại, khu vực “miền Tây” đang sở hữu quỹ đất “sạch” dồi dào, hạ tầng giao thông đường bộ ngày càng hoàn thiện, giá bán vẫn còn tương đối "mềm”. Trong đó không thể bỏ qua các dự án “nghìn tỉ” như tuyến đường sắt cao tốc nối liền TP.HCM - Cần Thơ sẽ làm tăng tính kết nối liên vùng giữa đồng bằng sông Cửu Long với TP.HCM, cũng như toàn vùng Đông Nam Bộ.
Trong giai đoạn 2017-2020, có 11 dự án đường bộ cao tốc dự kiến hoàn thành với tổng chiều dài 654km từ bắc đến nam. Ngoài trục cao tốc Bắc - Nam, các dự án hạ tầng giao thông trong khu vực cũng đóng vai trò quan trọng, góp phần đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa tại các tỉnh thành miền Tây và tạo cơ hội thu hút đầu tư bất động sản vào khu vực này.
Qua những điều kiện thuận lợi của khu vực, các nhà đầu tư đang sẵn sàng phát triển các loại hình bất động sản khác nhau. Các dự án không chỉ dừng lại ở mức phổ thông như đất nền, mà còn đa dạng các lựa chọn cao cấp nhằm đáp ứng nhu cầu sinh sống chất lượng của người dân.
Cơ hội “đón sóng” đầu tư tại Sóc Trăng
Thừa hưởng lợi thế từ hạ tầng giao thông giúp tăng liên kết vùng, kéo theo việc phát triển dịch vụ và hạ tầng bất động sản tại các địa phương được triển khai. Điều này không những đem đến cơ hội cho các “đầu tàu” như Cần Thơ, mà còn mang ý nghĩa thúc đẩy kinh tế to lớn cho các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
Một trong những điểm sáng đầu tư tại khu vực miền Tây là Sóc Trăng. Nhiều dự án khu đô thị chất lượng đã và đang được triển khai tại các điểm trung tâm như hồ Nước Ngọt. Chính quyền tỉnh cũng luôn quan tâm nâng cấp hàng loạt tuyến đường lớn giúp giao thông được kết nối thuận tiện. Đặc biệt gần đây, tuyến đường “Hoa Kèn Hồng” Sóc Trăng đoạn từ quốc lộ 1 nối vào khu trung tâm hành chính huyện Châu Thành đang thu hút khách thập phương đến chiêm ngưỡng.Thừa hưởng lợi thế từ hạ tầng giao thông giúp tăng liên kết vùng, kéo theo việc phát triển dịch vụ và hạ tầng bất động sản tại các địa phương được triển khai. Điều này không những đem đến cơ hội cho các “đầu tàu” như Cần Thơ, mà còn mang ý nghĩa thúc đẩy kinh tế to lớn cho các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
Cạnh đó, nhằm tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch và phát triển vùng biển, Sóc Trăng chủ trương sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế biển, kể cả các công trình thuộc kết cấu hạ tầng lớn như cảng, đường giao thông, các khu đô thị, khu công nghiệp.
Trong giai đoạn 2016-2020, tổng vốn đầu tư trên địa bàn vùng biển lên đến khoảng 3.000 tỉ đồng, trong đó vốn ODA khoảng 1.000 tỉ đồng. Ngoài ra, Sóc Trăng cũng nỗ lực thực hiện các dự án do địa phương quản lý đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ sản xuất và ổn định đời sống dân cư, trong đó dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững có thể xem là một điển hình.
Đáng chú ý nhất và cũng là yếu tố thuận lợi hàng đầu cho các nhà đầu tư, chính là sự triển khai khẩn trương cầu Đại Ngãi 1 và Đại Ngãi 2, bắc qua Cù lao Dung, nối liền Trà Vinh và Sóc Trăng. Từ đây, Sóc Trăng được dự báo sẽ “vươn mình” hơn nữa khi phát triển kinh tế từ du lịch đặc sản địa phương, đến giao thương hàng hóa thuận lợi khắp khu vực miền Tây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo