Bến Tre: Lợi ích vượt trội từ trồng táo
Trồng rau đặc sản dưới tán hồng, mỗi tháng thêm 3 triệu đồng bỏ túi / Khấm khá nhờ cách trồng "lung tung" các giống cây trong cùng 1 vườn
Lợi ích trăm triệu
Sở hữu hơn 5 công đất trồng táo, anh Trần Minh Thuận chia sẻ: “Những năm gần đây, táo có giá bán cao và được thị trường rất ưa chuộng. Không chỉ tiêu thụ trong tỉnh, nhiều thương lái từ các tỉnh lân cận như Cà Mau, Hậu Giang… cũng tìm đến thu mua, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm”.
Năm 2019, giá bán táo dao động 15 – 17 nghìn đồng/kg. Với giá bán cao, 5 công táo của gia đình anh Thuận có thể cho thu nhập từ 120 - 150 triệu đồng/năm, sau khi đã trừ chi phí.
“Không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cao, những năm qua, các hộ trồng táo đang chú trọng hơn đến khoa học - kỹ thuật, sản xuất an toàn, ATLĐ để đảm bảo sức khỏe trong quá trình sản xuất, từ đó, mở ra hướng đi bền vững, lâu dài”, anh Thuận cho biết thêm.
Cũng gặt hái nhiều thành công từ trồng táo, anh Võ Văn Ninh cho hay trồng táo không khó, nếu có điều kiện đất đai tốt, kết hợp với quy trình sản xuất an toàn, chú trọng khoa học, táo sẽ cho thu nhập rất ổn định.
“Trồng táo tiết kiệm công lao động, an toàn hơn làm ruộng rất nhiều. Phần lớn chi phí, công chăm sóc đổ vào vụ đầu, các vụ tiếp theo mình chỉ cần tỉa cành, bón phân rồi chờ ngày thu hoạch”, anh Ninh phân tích.
Với hơn 9 công táo, bình quân mỗi năm anh Ninh thu về từ 160 - 180 triệu đồng. Năm 2019, táo được mùa, được giá, sau khi trừ chi phí, anh Ninh lãi hơn 180 triệu đồng.
Mô hình sẽ được phát triển theo hướng an toàn, ATLĐ
Nhân rộng mô hình
Hiệu quả kép từ kinh tế đến ATLĐ của mô hình trồng táo đang tạo nên hiệu ứng lan tỏa mạnh trên địa bàn xã Khánh Hội. Thống kê cho thấy toàn xã đang có hơn 30 hộ phát triển mô hình trồng táo.
Bên cạnh nguồn thu từ táo, nhiều hộ dân trong xã còn có nguồn thu từ việc kết hợp nuôi cá đồng. Diện tích mặt nước mương lớn, chất lượng nước tốt là môi trường phát triển lý tưởng của cá trê, cá rô, cá lóc... Từ mô hình nuôi cá đồng, mỗi năm 1 hộ có thêm nguồn thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng.
Đại diện UBND xã Khánh Hội cho hay điểm mới lớn nhất trong sản xuất trên địa bàn xã không chỉ là nâng cao hiệu quả cây trồng mà đến từ ý thức sản xuất của người dân. Nếu trước đây người dân sản xuất nhỏ lẻ, bỏ qua an toàn sức khỏe, thì nay các yếu tố kỹ thuật, ATLĐ được quan tâm hơn.
Ông Lê Quang Lung – Bí thư Chi bộ ấp 8, xã Khánh Hội, nhận định: “Sự thay đổi trong tư duy sản xuất, đặc biệt là ý thức về ATLĐ, vệ sinh môi trường, chủ động ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật là yếu tố cốt lõi giúp các hộ sản xuất nâng cao hiệu quả canh tác, duy trì hiệu quả lâu dài”.
Từ những hiệu quả của mô hình, ấp đã thành lập được HTX Sản xuất dịch vụ nông nghiệp Đất Mới. HTX sẽ là đơn vị dẫn dắt thành viên, nông dân liên kết phát triển sản xuất theo hướng an toàn, đảm bảo ATLĐ, đồng thời là đơn vị kết nối thị trường, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm và phát triển mô hình một cách bền vững, giúp người dân tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025
Mô hình trồng táo tại Khánh Hội đang cho hiệu quả cao