BIDV mua lại 2.000 tỷ đồng trái phiếu phát hành riêng lẻ đợt 1 năm 2018.
Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không được bảo đảm hoặc bảo lãnh, được phát hành và thanh toán bằng Đồng Việt Nam, xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp, và không phải là nợ thứ cấp của BIDV.
Trái phiếu được phát hành vào ngày 25/10/2018, với giá trị 2.000 tỷ đồng và kỳ hạn 2 năm. Nhà đầu tư và Tổ chức phát hành có quyền bán/mua lại sau 01 năm.
Trước đó, ngày 8/8/2019, BIDV mua lại toàn bộ 3.300 tỷ đồng trái phiếu phát hành năm 2014. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không được bảo đảm hoặc bảo lãnh, được phát hành và thanh toán bằng Đồng Việt Nam, xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp, là nợ thứ cấp của BIDV và thỏa mãn các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của BIDV.
Vừa qua, nhà băng này cũng vừa chào bán 3.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng đợt 1/2019. Đồng thời hoàn tất 2 đợt phát hành trái phiếu năm 2019 với tổng giá trị 300 tỷ đồng kỳ hạn 7 năm, 10 năm.
Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), trong năm nay BIDV sẽ tăng vốn điều lệ thêm 28%. Đây là câu chuyện tiếp diễn từ năm trước, khi hệ số CAR của ngân hàng này chỉ cao hơn so với mức yêu cầu của Thông tư 36 là 9%.
Tại ngày 30/9/2019, nợ xấu nội bảng của BIDV là 22.436 tỷ đồng, tăng 19,3% so với đầu năm. Đáng chú ý, trong khi nợ nhóm 3 và nợ nhóm 4 giảm thì nợ nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn của BIDV tăng tới 70% lên 12.194 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng của BIDV tăng từ 1,90% hồi đầu năm lên 2,09% cuối tháng 9.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Tỷ giá ngoại tệ ngày 21/7/2025: USD và NDT tăng nhẹ trở lại
Giá nông sản ngày 21/7/2025: Cà phê, hồ tiêu ổn định
Giá heo hơi ngày 21/7/2025: Tiếp đà giảm giá
Kinh tế tuần hoàn giúp dệt may Việt Nam chiếm ưu thế cạnh tranh
Cần quy trình liên thông để giải bài toán điểm nghẽn pháp lý tại khu công nghiệp

Viettel sẵn sàng các phương án ứng cứu thông tin trong bão Wipha