Bình Phước: Xử lý đối tượng bán 200 sản phẩm gia dụng nhập lậu qua Facebook
DNVN - Ngày 02/6/2020, Đoàn kiểm tra - Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 - Cục QLTT tỉnh Bình Phước tiến hành kiểm tra đột xuất kho hàng gia dụng của trang Facebook Hồng Lĩnh tại thành phố Đồng Xoài, qua đó phát hiện 200 sản phẩm gia dụng nhập lậu trị giá 9.450.000 đồng.
Lạng Sơn: Tạm giữ phương tiện chở nhiều hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu / Đột nhập điểm nóng phức tạp chuyên trung chuyển hàng điện lạnh nhập lậu
Cục QLTT Bình Phước cho biết, qua theo dõi và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, Đoàn kiểm tra của Đội QLTT số 1 (địa bàn liên huyện Đồng Phú - thành phố Đồng Xoài) phát hiện tài khoản Facebook: Hồng Lĩnh rao bán trên mạng các loại hàng gia dụng có nguồn gốc, xuất xứ từ nước ngoài qua địa chỉ Facebook này. Qua xác minh xác định chủ tài khoản Facebook trên là của ông Giang Hoài Phong, sinh năm 1988, đồng thời có kho hàng gia dụng tại địa chỉ: đường Nguyễn Lương Bằng, tổ 3, khu phố Thanh Bình, phường Tân Bình, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
Cụ thể, vào lúc 10h10 ngày 02/6/2020, Đoàn kiểm tra - Đội QLTT số tiến hành kiểm tra đột xuất kho hàng gia dụng của trang Facebook Hồng Lĩnh tại địa chỉ trên. Qua kiểm tra, lực lượng QLTT phát hiện tại kho có hàng hóa là các mặt hàng gia dụng nhập lậu gồm 200 sản phẩm các loại với tổng trị giá hàng hóa vi phạm 9.450.000 đồng.
Tại thời điểm kiểm tra, ông Giang Hoài Phong là chủ sở hữu của lô hàng hóa nêu trên không xuất trình được hóa đơn, chứng từ và các giấy tờ có liên quan chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp số hàng. Đoàn kiểm tra tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ toàn bộ hàng hóa vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.
PV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
STARLUX mua thêm 5 máy bay vận tải A350F
Hàng Việt chiếm ưu thế trên thị trường Tết
22% trái phiếu đáo hạn trong tháng 1/2025 có nguy cơ chậm trả nợ gốc
'Bệ phóng' AI giúp doanh nghiệp tài chính ngân hàng tăng tốc
Ngành công thương Hà Nội duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ
Chống lãng phí đất đai - Bài 1: Bờ xôi ruộng mật bị bỏ hoang
Cột tin quảng cáo