Bình quân mỗi người Việt uống hết 60 lít bia/năm
"Choáng ngợp" với chiếc đồng hồ vườn chim 18 tỷ đồng ở Việt Nam / Sắp có tiêu chuẩn quốc gia đối với thịt lợn mát
Theo kết quả khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường BMI, với cơ cấu dân số trẻ cùng thu nhập tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng, thức uống có cồn gồm bia, rượu được dự báo sẽ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng kép 11,8% giai đoạn 2018-2022.
Với mặt hàng rượu, do thói quen tiêu dùng chính vẫn là các sản phẩm thủ công tự nấu nên những tính toán về tỷ lệ phần trăm sản lượng tiêu thụ bia và rượu chỉ ở mức tương đối.
Theo đó, bia vẫn là mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất, chiếm trên 97% tổng sản lượng tiêu thụ tại Việt Nam.
Đối với ngành rượu, theo số liệu của Tổng cục thống kê, sản lượng rượu năm 2016 đạt 305,2 triệu lít, trong đó rượu công nghiệp chỉ chiếm khoảng 23% tổng sản lượng, 77% còn lại đến từ các sản phẩm thủ công tự nấu ở các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ.
Sản lượng sản xuất rượu qua các năm đang có xu hướng giảm dần. Điều này phù hợp với Quy hoạch ngành bia rượu nước giải khát Việt Nam đến năm 2025 do Bộ Công Thương phê duyệt, giảm dần tỷ trọng ngành rượu bia và tăng tỷ trọng ngành nước giải khát, tập trung phát triển sản xuất rượu công nghiệp chất lượng cao.
Trong khi đó, bia vẫn là động lực chính giúp tăng trưởng ngành hàng đồ uống có cồn. Theo BMI, sản lượng tiêu thụ bia bình quân đầu người được dự báo sẽ tăng từ 60,1 lít trong năm 2018 lên 70,7 lít vào năm 2022, với CAGR khoảng 5,4%. Cơ cấu dân số trẻ cùng số lượng khách du lịch tại Việt Nam ngày càng gia tăng sẽ đảm bảo sự phổ biến của sản phẩm bia trong ngành hàng đồ uống có cồn.
Dù được đánh giá là miếng bánh đầy màu mỡ nhưng ngành bia đang chịu sự phân hóa lớn, 90% thị phần trong toàn ngành đang được chiếm lĩnh bởi 4 gã khổng lồ là Sabeco, Habeco, Heineken và Carlsberg.
Đồng thời, xu hướng tiêu dùng đang có sự dịch chuyển sang những sản phẩm bia nhập khẩu cao cấp với hương vị lạ, độc đáo, đề cao sự trải nghiệm cho người sử dụng.
Các doanh nghiệp trong ngành vẫn đang chịu sự cạnh tranh gay gắt, giành nhau từng % thị phần nhỏ, vì thế các doanh nghiệp nhỏ với tiềm lực tài chính không đủ mạnh sẽ rất dễ bị loại ra khỏi cuộc chơi không cân sức này.
Theo phân tích của CTCK Rồng Việt (VDSC), các doanh nghiệp nội địa cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc cập nhật xu hướng mới giúp bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng, tránh đối đầu trực tiếp với các đại gia ngoại, tập trung phát triển các thị trường “ngách” để tạo được chỗ đứng trên thị trường bia đầy khốc liệt này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025