Bộ Công Thương thực thi hiệu quả từ các FTA
Ông Trịnh Văn Quyết đã bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC trong ngày 10/1, UBCKNN đang xem xét xử lý vi phạm / Lãi suất hạ nhiệt trên thị trường liên ngân hàng
Trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực triển khai hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác, đặc biệt là các hiệp định tiêu chuẩn cao, thị trường rộng lớn, như Hiệp định tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA).
Theo đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ngay cả khi thị trường Liên minh châu Âu (EU) gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 nhưng trong 5 tháng đầu tiên thực hiện EVFTA, vẫn ghi nhận mức tăng trưởng dương, thay vì tăng trưởng âm trước đó. Đáng lưu ý, trong vòng 7 tháng tiếp theo mức tăng trưởng lại đạt 17,8%.
Với UKVFTA, Chính phủ, bộ, ngành đã nỗ lực triển khai đàm phán ngay sau khi Anh chính thức ra khỏi EU để các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này không bị gián đoạn.
Theo đó, kể từ 1/1/2021, các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam sang Anh đã được hưởng ưu đãi, xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đã có mức tăng trưởng cao, với mức 15,4%.
Còn với CPTPP, 2 thị trường lần đầu tiên có quan hệ FTA là Mexico, Canada cũng có tăng trưởng trên 2 con số. Điều này chứng tỏ, các FTA thế hệ mới bước đầu đã mang lại hiệu quả nhất định.
Kể từ 1/1/2021, các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam sang Anh đã được hưởng ưu đãi. Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí.
Bên cạnh các FTA thế hệ mới, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 cũng được kỳ vọng tạo lập một thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài cho các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng.
Nhằm giúp doanh nghiệp tận dụng hiệu quả các FTA, Bộ Công Thương đã liên tục đến phổ biến tuyên truyền về cơ hội, những quy định, quy tắc xuất đáp ứng để hưởng ưu đãi; dung lượng, thị hiếu, quy định cụ thể mặt hàng nhập khẩu… thông qua các hội nghị, tập huấn chuyên sâu.
Cùng với đó, Bộ Công Thương còn tạo lập riêng cổng thông tin về FTA (FTAP) và được ví như công cụ hữu ích khi doanh nghiệp xuất khẩu bất kỳ mặt hàng nào có thể tra cứu ngay ưu đãi thuế, quy định xuất xứ.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm hiểu thông tin các FTA vì chỉ có thông qua việc nắm vững cam kết doanh nghiệp mới có thể tận dụng các cam kết này một cách hiệu quả và để nâng cao tỷ lệ sử dụng ưu đãi của doanh nghiệp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi bị xử phạt
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ