Bỏ quên nỗi lo hoa quả Trung Quốc, dân Việt tranh nhau mua ăn thử
Các nước chi tiền quảng cáo du lịch hàng trăm triệu USD, Việt Nam "vỏn vẹn” 2 triệu USD / Đầu tư căn hộ cho thuê tại khu vực Hồ Tây với mức giá vô cùng hấp dẫn
Tranh nhau đặt mua sâm sữa Trung Quốc
Các mối buôn bỏ sỉ tiết lộ, loại sâm sữa quả tròn bán trên thị trường hiện nay đều là hàng nhập từ Trung Quốc.
Trên mạng xã hội hay tại các chợ dân sinh gần đây xuất hiện loại quả có tên sâm sữa, hay còn gọi là dưa pepino. Loại quả này có vỏ màu vàng với những đường kẻ sọc màu tím dọc thân, hình tròn căng mọng, to như quả cà chua hoặc bằng quả mận hậu. Khi bóc bỏ vỏ mỏng, phần thịt bên trong màu vàng ươm, đặc ruột.
Dân buôn quảng cáo loại quả này khi ăn có vị ngọt thanh mát, nhiều nước, ăn rất dễ chịu, giống vị dưa gang và hồng xiêm. Giá bán của loại quả này dao động từ 40.000 - 45.000 đồng/kg.
Đáng chú ý, vì mới xuất hiện tại Việt Nam nên quả sâm sữa tạo thành cơn sốt, được mọi người tranh nhau mua ăn. Người mua hiếu kỳ, muốn nếm thử mùi vị của chúng như thế nào. Một số đầu mối bán loại quả này cho biết, mỗi ngày họ tiêu thụ hết vài chục cân cho đến cả tạ, thậm chí một số nơi khách muốn ăn còn phải đặt trước 1-2 ngày.
Trao đổi với phóng viên, chị Nguyễn Thị Thúy, một đầu mối bỏ sỉ sâm sữa ở Tam Trinh (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, sâm sữa còn có tên gọi khác là dưa pepino hay dưa hấu Nam Mỹ. Ở Việt Nam, cách đây khoảng 2-3 năm, cũng có vài nhà vườn ở Đà Lạt (Lâm Đồng) trồng. Song, loại dưa có bán trên thị trường hiện nay đều là hàng Trung Quốc. Hàng Việt cũng có nhưng rất ít và giá tương đối đắt đỏ, không rẻ như hàng Trung Quốc.
Anh Thanh Tùng, một đầu mối chuyên bán rau quả ở Lâm Đồng cho biết, dưa pepino trồng ở Lâm Đồng quả nhìn khác hơn trồng ở Trung Quốc.
Các nhà vườn tại Đà Lạt trồng loại dưa pepino có hình thuôn dài (hơi giống hình bầu dục) chứ không tròn xoe như dưa pepino Trung Quốc. Quả dưa loại này của các nhà vườn của Đà Lạt trồng cũng nặng từ 2-3 lạng/quả, to hơn nhiều quả của Trung Quốc.
Bưởi Trung Quốc vàng óng, khổng lồ tràn đầy chợ Việt
Cùng với sâm sữa, những quả bưởi khổng lồ với trọng lượng 2-3kg/quả có vỏ ngoài vàng bóng của Trung Quốc gần đây xuất hiện tràn ngập chợ, có giá dao động từ 25.000-40.000 đồng/quả.
Hơn 1 tháng nay, dọc tuyến phố khu vực chợ Đại Từ hay chợ Kim Giang (Hoàng Mai), dãy xe thồ chất đầy loại bưởi này đứng bán từ sáng cho tới tối. Đáng chú ý, nhờ quả to, giá lại tương đối hợp lý nên bưởi khá hút khách. Hơn nữa, khách mua vì hiếu kỳ, muốn ăn thử xem chất lượng thế nào.
“Bưởi này vỏ vàng đẹp, cùi bưởi mỏng dính, tép bưởi không bị nát, ăn giống hệt vị bưởi Da xanh đấy”, một tiểu thương tên Xuân mời chào khách ở chợ Đại Từ.
Khi hỏi về nguồn gốc, chị Xuân chỉ nói “bưởi quê đấy” và tiết lộ, khoảng hơn một tháng nay, ngày nào chị cũng bán hết tầm 80-100 loại quả này.
Trao đổi với phóng viên, anh Nguyễn Văn Tùng, một đầu mối bỏ sỉ hoa quả tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) - khẳng định, loại bưởi khổng lồ, có vỏ vàng bóng không phải bưởi quê hay bưởi Việt Nam như quảng cáo mà nhập từ Trung Quốc về Việt Nam.
Theo đó, loại bưởi này được trồng rất nhiều ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), mùa thu hoạch rộ nhất là từ tháng 10-12 dương lịch. Thế nên, thời điểm này bưởi vàng Trung Quốc mới về ồ ạt với giá khá rẻ.
Ông Lê Sơn Hà, Trưởng phòng Kiểm dịch thực vật, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), cho biết, bưởi Trung Quốc vẫn được nhập về Việt Nam nhưng số lượng không nhiều. Lý do là Việt Nam trồng được nhiều loại bưởi, sản lượng cung cấp ra thị trường cực kỳ lớn.
Năm 2017, 95 tấn bưởi Trung Quốc được nhập khẩu về Việt Nam. Còn từ đầu năm 2018 đến nay, chỉ có khoảng 60 tấn bưởi Trung Quốc được nhập về. Số lượng bưởi nhập về chủ yếu qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn).
Chiếc xe đạp cổ đắt bằng cả căn nhà phố Hàng Đào
Thời gian qua đi, đã lâu người ta không còn nhắc đến những chiếc Peugeot đắt giá từng phải đổi bằng một căn nhà mặt phố Hàng Đào. Thế nhưng, có những người vẫn kỳ công thu thập, tạo nên một bộ sưu tập xe đạp cổ có một không hai giữa lòng Thủ đô.
Theo đó, ông Đào Xuân Tình (quận Long Biên, Hà Nội) hiện đang sở hữu dàn xe đạp cổ nhãn hiệu Peugeot với tổng số 108 chiếc.
Ông Tình cho biết: “Tôi có 3 nguyên tắc trong việc sưu tập xe đạp Peugeot: Một là chiếc xe phải cổ, hai là nguyên bản và ba là sử dụng được. Tôi coi mỗi chiếc xe đạp như một người bạn của mình”. Chính vì vậy, những chiếc xe cổ của ông dù có tuổi thọ lên đến 70-80 năm vẫn rất mới.
“Có lần tôi được bạn giới thiệu một chiếc xe cổ, nghe nói còn rất mới. Nghe là mới nhưng tôi không ngờ lại mới đến như vậy. Xem xe, tôi định bụng chủ xe bán giá nào tôi cũng mua. Cuối cùng chủ xe chỉ bán với giá 30 triệu đồng. Tôi mang xe về đạp quanh hồ Tây. Nhiều người nhìn thấy đến trả giá. Lúc đầu là 10 triệu, 15 triệu, rồi 50 triệu, cao nhất là có người trả 150 triệu nhưng tôi vẫn quyết không bán dù người mua thiết tha mời tôi ra giá“, ông Tình nói.
Những chiếc xe được ông Tình bảo quản trong môi trường khoảng 27 độ, được lau sạch sẽ. Mùa hè, khoảng cách các xe rộng hơn so với mùa đông.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh