Bộ Tài chính đề nghị tăng cường bình ổn thị trường, xử lý nghiêm việc tăng giá bất hợp lý
DNVN - Trong bối cảnh giá xăng dầu đã trở lại ngưỡng ngang bằng hồi cuối năm ngoái nhưng giá nhiều mặt hàng, dịch vụ vẫn tăng, Bộ Tài chính đề nghị tăng cường bình ổn thị trường, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng để tăng giá bất hợp lý...
Khai mạc Tuần lễ quảng bá Na Chi Lăng và nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2022 / Đà Nẵng: Du lịch Golf là sản phẩm trọng điểm thu hút du khách Hàn Quốc
Theo công văn ban hành ngày 10/8 về tăng cường công tác quản lý, bình ổn giá, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các nhiệm vụ như cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ để chủ động tham mưu cấp có thẩm quyền phương án kịp thời nhằm bình ổn thị trường, tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về giá, các biện pháp kê khai, niêm yết giá và xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng để tăng giá bất hợp lý.
Thực hiện tốt công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong trường hợp cần thiết, các sở, ban ngành có thể căn cứ vào thẩm quyền và điều kiện thực tế để trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định thực hiện Chương trình bình ổn thị trường tại địa phương hoặc tham mưu trình cấp có thẩm quyền bổ sung hàng hóa, dịch vụ vào danh mục bình ổn giá.
Bộ Tài chính đề nghị xem xét, quyết định thực hiện Chương trình bình ổn thị trường tại địa phương.
Chỉ đạo các đơn vị chức năng, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước và các doanh nghiệp chủ động rà soát phương án giá kê khai, kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất. Thực hiện đồng bộ có hiệu quả các giải pháp tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm giá, hỗ trợ người tiêu dùng. Đánh giá việc điều chỉnh giá phù hợp với biến động của yếu tố đầu vào, đặc biệt là chi phí xăng dầu trong yếu tố hình thành. Trường hợp có thể giảm giá thì yêu cầu đơn vị thực hiện kê khai giảm giá kịp thời.
Đối với những hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục nhà nước định giá, cần rà soát phương án giá, trường hợp yếu tố hình thành giá giảm, đề nghị trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giá thuộc thẩm quyền để kịp thời sửa đổi, bổ sung các nội dung có vướng mắc, chồng chéo không phù hợp với thực tiễn tạo thuận lợi cho công tác quản lý, điều hành giá trên địa bàn.
Chỉ đạo của Bộ Tài chính đưa ra trong bối cảnh tính giá xăng dầu đã 4 lần giảm liên tiếp (chưa kể lần giảm thứ 5 vào ngày 11/8) kể từ hồi cuối tháng 6. Giá xăng dầu đã trở lại ngưỡng ngang bằng hồi cuối năm ngoái nhưng giá nhiều mặt hàng, dịch vụ vẫn chưa giảm, gây khó khăn cho đời sống người dân và doanh nghiệp.
Trước tình hình này, Chính phủ cũng đã yêu cầu các cơ quan kiểm tra, rà soát để làm rõ vì sao giá cả hàng hóa chưa hạ nhiệt theo giá xăng. Hiện, kết quả kiểm tra này chưa được công bố.
Nguyệt Minh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương
Cột tin quảng cáo