Bộ trưởng KH&CN: Nỗ lực xây dựng hệ sinh thái Halal Việt Nam bền vững
Tăng cường hợp tác 'xanh' Việt Nam - EU / FiinRatings: Thắt chặt cá nhân tham gia trái phiếu doanh nghiệp là hợp lý
Theo báo cáo kinh tế Hồi giáo toàn cầu, chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal dự kiến đạt 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Với việc đầu tư bài bản và hiệu quả, ngành nông sản và thủy sản của Việt Nam có thể khai thác tiềm năng to lớn của thị trường này, nơi người Hồi giáo sẽ chiếm 30% dân số thế giới vào năm 2024.
Sản phẩm Halal là những sản phẩm tuân thủ luật Hồi giáo, đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt từ thành phần đến quy trình sản xuất, chế biến và vận chuyển. Việc tham gia thị trường Halal không chỉ mở ra cơ hội kinh tế lớn cho Việt Nam mà còn giúp đất nước khẳng định vị thế của mình trên thị trường toàn cầu.
Tại Hội nghị Halal toàn quốc chiều ngày 22/10 tại Hà Nội, Bộ trưởng KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho biết, trong nhiều năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng sử dụng trên toàn cầu, từ các nước Hồi giáo đến phi Hồi giáo. Có được điều này là do các sản phẩm Halal đáp ứng nhiều tiêu chí về an toàn thực phẩm, xanh, sạch, phát triển bền vững.
Điều này mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, quốc gia xuất khẩu đa dạng các sản phẩm trên nhiều lĩnh vực. Ngành Halal Việt Nam ngày càng được quan tâm phát triển. Đặc biệt, năm 2024, Bộ KH&CN đã thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia. Theo đó, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm Halal Việt Nam.
Bộ trưởng khẳng định, thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan trong và ngoài nước để xây dựng hệ sinh thái Halal Việt Nam bền vững, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế cao nhất. Việt Nam mong muốn được hợp tác với các đối tác để xây dựng ngành Halal Việt Nam ngày càng vững mạnh.
Ông Mohamed Jinna - Chủ tịch Cơ quan Chứng nhận Halal Ấn Độ, nhận định ngành kinh tế Halal toàn cầu trị giá hơn 2 nghìn tỷ USD, tạo cơ hội lớn cho Việt Nam trong tăng trưởng thương mại và thu hút đầu tư. Ông đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy hợp tác toàn cầu trong lĩnh vực Halal và khẳng định việc tuân thủ các tiêu chuẩn Halal cao nhất sẽ giúp Việt Nam xây dựng lòng tin với người tiêu dùng Hồi giáo.
Để thực sự khai thác tiềm năng của thị trường này, theo ông Mohamed Jinna, Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về chứng nhận Halal.
"Các sản phẩm không chỉ cần các đáp ứng yêu cầu mà còn cần lấy được lòng tin của người tiêu dùng Hồi giáo trên toàn thế giới. Chứng nhận Halal là cầu nối giữa Việt Nam và cộng đồng Hồi giáo toàn cầu - một cầu nối dẫn đến hoạt động thương mại, quan hệ đối tác và đầu tư chưa từng có", ông Mohamed Jinna nhấn mạnh.
Chỉ ra tiềm năng phát triển du lịch Halal tại Việt Nam, ông Mohamed Jinna đề xuất các cơ sở du lịch, khách sạn cần được trang bị để phục vụ nhu cầu đặc biệt của du khách Hồi giáo nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao danh tiếng của Việt Nam như một điểm đến thân thiện với Halal.
Từ góc nhìn của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), ông Moteb Al-Mezani - Chủ tịch Trung tâm Chứng nhận Halal GCC, nhận xét Việt Nam đã và đang quan tâm mạnh mẽ đến thị trường Halal, với nhiều hoạt động thúc đẩy hợp tác và trao đổi kinh nghiệm. Việc chứng nhận Halal không chỉ là cơ hội để Việt Nam tham gia sâu hơn vào thị trường Hồi giáo mà còn giúp sản phẩm Việt Nam thâm nhập vào tất cả các thị trường Halal trên thế giới.
Ông Ihsan ÖVÜT - Tổng Thư ký Viện Tiêu chuẩn các quốc gia Hồi giáo (SMIIC), nhấn mạnh ngành Halal mang lại cơ hội lớn cho Việt Nam không chỉ trong du lịch mà còn ở các lĩnh vực khác như thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm. Do đó, Việt Nam cần áp dụng các tiêu chuẩn Halal thống nhất để phát huy hết tiềm năng kinh tế.
"Việc áp dụng các tiêu chuẩn Halal thống nhất chắc chắn sẽ hỗ trợ nhiều cho Việt Nam trong tăng trưởng kinh tế, khuyến khích đổi mới sáng tạo và mở ra một kỷ nguyên mới của quan hệ đối tác toàn cầu”, ông ÖVÜT chia sẻ.
Hội nghị Halal là sự kiện quốc tế có quy mô lớn nhất về Halal lần đầu tiên được tổ chức kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030” ngày 14/2/2023. Hội nghị có ý nghĩa định hướng quan trọng cho việc phát triển ngành Halal của Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam