Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Kéo dài giá FIT điện gió là không hợp lý
Điều chỉnh Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2021-2023 / Cần thu hơn 2.300 tỷ đồng tiền thuế mỗi ngày trong 2 tháng cuối năm
Chiều nay (9/11), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có phần tiếp thu, giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội.
Tại đây, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có giải trình liên quan đến đề xuất gia hạn thời gian áp dụng cơ chế giá FIT cho các dự án điện gió.
Bộ trưởng Diên nhấn mạnh sự chia sẻ với những khó khăn của các chủ đầu tư và các địa phương có dự án điện gió chậm tiến độ. Tuy nhiên theo ông Diên, giá FIT là cơ chế giá hỗ trợ của nhà nước, chỉ được áp dụng trong thời gian nhất định để khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực cần đầu tư.
Việc kéo dài thời gian hưởng chính sách giá FIT là không hợp lý bởi không đúng với bản chất có thời hạn của chính sách hỗ trợ, gây bất bình đẳng với các dự án khác cùng cơ chế nhưng đã thực hiện đúng tiến độ.
Ngoài ra, hiện nay giá đầu vào của các vật tư, nguyên liệu, thiết bị trong lĩnh vực điện gió giảm hơn so với thời điểm ban hành chính sách hỗ trợ và tiếp tục xu hướng giảm mạnh. Nếu kéo dài thời gian hưởng chính sách này, có thể sẽ xảy ra hậu quả về pháp lý, gây thiệt hại về kinh tế cho nhà nước và các đối tượng sử dụng điện.
“Trong quá trình lấy ý kiến về nội dung trên Bộ Công Thương không nhận được sự thống nhất của các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan”, ông Diên cho biết thêm.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình liên quan đến đề xuất gia hạn thời gian áp dụng cơ chế giá FIT cho các dự án điện gió
Ông Diên cho biết, Bộ Công Thương đang xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời theo Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Trong đó điểm cốt yếu là cơ chế đấu thầu, đấu giá để lựa chọn nhà đầu tư và xác định giá điện.
Theo đó, các nhà đầu tư sẽ đàm phán giá với EVN trong khung giá phát điện do Bộ Công Thương ban hành. Các dự án dở dang sẽ được xem xét giải quyết trong điều khoản chuyển tiếp của Dự thảo Quyết định nêu trên. Đồng thời, Bộ cũng đang khẩn trương xây dựng khung giá cho điện gió, điện mặt trời làm căn cứ cho nhà đầu tư đàm phán với EVN trong thời gian tới.
Khẩn trương xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh
Về thị trường điện nói chung, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Bộ Công Thương đang khẩn trương xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, trong đó, việc triển khai cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa nhà máy điện và khách hàng sử dụng điện chính là bước đầu tiên trong thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh ở nước ta.
Bình ổn thị trường phân bón
Về vấn đề giá phân bón, vật tư nông nghiệp vẫn tăng cao thời gian qua, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chỉ ra nhiều nguyên nhân. Theo đó, giá nguyên liệu đầu vào (chủ yếu nhập khẩu) và chi phí vận tải, logistics khiến đội giá phân bón, vật tư nông nghiệp.
Ngoài ra, mặt hàng phân bón không thuộc danh mục chịu thuế VAT nên các nguyên, vật liệu đầu vào không được khấu trừ thuế cũng đã làm tăng giá thành sản phẩm….
Để bình ổn thị trường, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp tốt hơn với các Bộ, ngành, địa phương để có các giải pháp hiệu quả hơn.
Trong đó có việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm; đề xuất Chính phủ, Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Luật thuế Giá trị gia tăng để mặt hàng phân bón được bổ sung vào danh mục chịu thuế VAT giúp cho mặt hàng này có cơ hội giảm giá và nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Doanh nghiệp nước giải khát đẩy mạnh phát triển bền vững