Cách mạng công nghiệp 4.0: Chấp nhận cuộc chơi mất còn
Cán cân thương mại thâm hụt ở mức 100 triệu USD trong tháng 8 năm 2018 / BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Đề xuất Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam vốn 58,7 tỷ USD
Chuyên gia kinh tế - TS Trương Thanh Đức.
Thưa TS Trương Thanh Đức, Chính phủ cần làm gì tháo gỡ cho doanh nghiệp (DN) trước sức ép CMCN 4.0?
Cách mạng CN 4.0 là cơ hội duy nhất, lớn nhất để kinh tế Việt Nam vươn lên với theo kịp thế giới. Vì tất cả lĩnh vực kinh tế của chúng ta đã quá lạc hậu, từ công nghiệp, nông nghiệp, y tế, văn hóa giáo dục… Với nguồn vốn, máy móc con người, thậm chí cả chiến tranh thì CMCN 4.0, với tư duy, sáng tạo và thực tế, thế hệ trẻ bằng cách đi tắt đón đầu sẽ thay đổi rất nhanh chóng, nếu Việt Nam thực sự trú trọng sẽ đạt được mục tiêu, mục đích.
Trước sự phát triển của CMCN 4.0, doanh nghiệp, người dân đã tự nhận thức, hiểu đến đâu làm đến đấy. Đôi khi DN phải làm quá sức so với năng lực họ có. Vì là kinh tế thị trường nên làm như vậy có thể thành công, có thể thất bại. Điều đặc biệt quan trọng là Chính phủ không hô hào, khẩu hiệu mà phải gây sức ép, làm mẫu, dẫn dắt cách làm trong sản xuất các dịch vụ sản phẩm của 4.0 và đặt biệt phải hoàn thiện xây dựng Chính phủ điện tử. Ví dụ vừa qua có 26 tỉnh sử dụng mạng Zalo để giao dịch hành chính, nhắn tin giải quyết hồ sơ với người dân rất tốt, rất tiện lợi. Nhưng Chính phủ cần xem lại, vì cách làm đó không an toàn, sử dụng mạng xã hội trong đối thoại hành chính bằng mạng xã hội không đảm bảo tính chính xác, không có cơ sở pháp lý nên cần phải có hệ thống mạng chính thức, đồng hộ.
Nếu Chính phủ không làm đồng bộ sẽ khó cho doanh nghiệp. Đặc biệt, một số địa phương, DN áp dụng 4.0 một cách tự phát sẽ rất khó khăn. Bên cạnh đó, việc rút ngắn thủ tục hành chính là quan trọng. Ứng dựng 4.0 trong tiếp nhận thông tin, giải quyết thủ tục hành chính phải có phản hồi nhanh chóng. Khi Chính phủ triển khai đồng bộ thì buộc DN phải thích ứng theo.
Sự thay đổi CMCN 4.0 cần thay đổi đồng bộ từ kiến trúc thượng tầng đến hạ tầng cơ sở. Chính phủ cần có giải pháp thúc đẩy, khuyến khích DN sản xuất kinh doanh chứ không phải hồ hào. Việc dẫn dắt, đưa ra giải pháp có ý nghĩa thực tế, đi vào cụ thể. Tuy nhiên, hiện nay CMCN 4.0 chưa được đề cập đến một cách rõ ràng trong các nghị định của Chính phủ.
CMCN 4.0 mở ra làn sóng tự động hóa trong sản kinh doanh, có đặt ra sức ép đối với thị trường lao động, nguy cơ thất nghiệp, ảnh hưởng đến an sinh xã hội?
Việc tạo sức ép là rất tốt, phải gây sức ép. Ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất giúp giải phóng sức lao động. Thay vì mất nhiều sức lực, thời gian cho việc sản xuất một sản phẩm thì 4.0 mang đến cơ hội cho con người được nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, nâng cao sức sáng tạo. Vấn đề ở đây, Chính phủ cần có chính sách về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội để đảm bảo an sinh xã hội, chú trọng cơ chế chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển dịch vụ như thế nào để đảm bảo nguồn lao động dôi dư khi được máy móc thay thế. Việc này tránh lặp lại với CMCN trước đây là công nhân đi phá máy khi họ bị máy móc “cướp” mất việc làm.
Cho đến nay cơ sở hạ tầng của các ngành kinh tế đã thích ứng được công nghệ 4.0?
Hiện nay, nhiều cơ sở hạ tầng của các ngành kinh tế ngang ngửa với yêu cầu của CMCN 4.0, như công nghệ thông tin, ngân hàng, truyền thông... Tuy nhiên, còn nhiều ngành còn lạc hậu, 4.0 đã bỏ lại họ quá xa, ví như giao thông và nhiều cơ sở hạ tầng khác. Vấn đề vĩ mô đó là việc của Chính phủ. Trong khi DN lo việc phát triển sản xuất kinh doanh của họ, Chính phủ cần nghĩ đến cái chung, cái không ai làm được thì Chính phủ phải vào cuộc. Ví dụ đối với ngành giao thông, Chính phủ cần có lộ trình đối với tất cả các trạm thu phí phải tự động, nhanh chóng chứ không chần chừ như hiện nay. Việc thu phí, xử phạt chậm chễ, dẫn đến gian lận tốn kém chi phí, mất thời gian. Tại các ngã tư, ứng dụng 4.0 trong điều hành, kiểm soát giao thông, không cần có công an gác trực. Cần lắp đặt nhiều hệ thống giám sát camera, tăng phạt nguội. Sử dụng hình thức phạt bằng 4.0 phải nhanh, răn đe phải kịp thời chứ để thời gian xử lý vi phạm lâu như hiện nay không hiệu quả, gây “oan ức” cho người dân. Xử phạt nhanh, người dân biết sẽ thay đổi hành vi, tránh vi phạm.
Doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị hành trang gì để chớp thời cơ, nâng cao năng lực, tránh tụt hậu trước CMCN 4.0?
Trước CMCN 4.0, các doanh nghiệp Việt cần sẵn sàng chuẩn bị hành trang để chớp thời cơ, nâng cao năng lực, tránh tụt hậu. Trước đấu trường này, DN phải chấp nhận cuộc chơi mất - còn, chỉ cần chậm chân, không hội nhập nhanh, không kịp thời sẽ bị đẩy ra khỏi guồng quay. Đơn cử như thương hiệu Nokia, Kodak một thời làm mưa làm gió cả thế giới do bị “lỗi nhịp” hậu quả là mất tăm trên thị trường thì doanh nghiệp Việt Nam cũng vậy. Tuy nhiên, 4.0 đối với từng ngành lại khác nhau. Ví dụ, với trồng trọt, chăn nuôi, 4.0 không phải là nuôi thay lợn, trồng lúa thay người được, nhưng áp dụng những gì vào phát triển ngành này cho phù hợp, nếu không nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm, giá thành.
Việt Nam cần có một cái nhìn đầy đủ hơn, đa chiều hơn và phải có một chiến lược tiếp cận hợp lý để có thể nắm bắt cơ hội cải thiện vị thế của cá nhân, tổ chức và của quốc gia, không bị tụt hậu trong cuộc cách mạng này.
Cảm ơn TS Trương Thanh Đức.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt kỷ lục
Ngành bia và đồ uống đóng góp gần 60 ngàn tỷ đồng vào ngân sách mỗi năm
Giá heo hơi ngày 26/11/2024: Thị trường miền Nam giảm nhẹ
Giá nông sản ngày 26/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh