Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang, Việt Nam hưởng lợi điều gì?
Lão nông Ninh Bình kiếm tiền tỷ nhờ con cá lóc bông / TP.HCM: Cần gần 3 triệu tỷ đồng để phát triển cơ sở hạ tầng
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang khi từ ngày 24/9, Tổng thống Donald Trump áp thuế 10% với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Thuế suất này sẽ tăng lên 25% kể từ ngày 1/1/2019. Như vậy, tổng giá trị hàng hóa Trung Quốc bị Mỹ áp thuế tăng lên 250 tỷ USD, khoảng một nửa giá trị xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ năm 2017.
Đáp trả động thái trên của Mỹ,Bắc Kinh dự kiến đáp trả bằng thuế suất 5 - 10% lên 60 tỷ USD hàng hóa của Washington vào cùng thời điểm. Điều này kiến ông Trump bỏ ngỏ khả năng triển khai thêm kế hoạch áp thuế với 267 tỷ USD hàng hóa khác của Trung Quốc.
Xuất khẩu của Việt Nam hưởng lợi ngắn hạn
Báo cáo từ Bộ phận phân tích, Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI Research) cho rằng Việt Nam không phải mục tiêu tiềm năng trong việc áp thuế của chính quyền Tổng thống Trump. Nhận định này đến từ việc Việt Nam không có quá nhiều vấn đề thương mại với Mỹ. Và, điều đáng nói là, chúng takhông nằm trong nhóm 10 nước bị Washington coi là có tranh chấp thương mại đáng kể.
SSI Research cho biết,Việt Nam vẫn đang phát triển nhưng chỉ là cửa ngõ sản xuất tương đối nhỏ trên thế giới, không nằm trong top 20. Do đó, Việt Nam đủ nhỏ để “đứng ngoài” những cuộc tranh chấp thương mại của các nền kinh tế lớn. Việt Nam khả năng cao không bị ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn.
Với giả định toàn bộ hàng hóa Trung Quốc sẽ bị đánh thuế 25%, xuất khẩu của nước này sẽ bị hạn chế. Điều này có hiệu quả tương đương với kịch bản Việt Nam đạt thỏa thuận tự do thương mại (FTA) với Mỹ. Trong ngắn hạn, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như hàng may mặc, điện thoại di động, hàng điện tử tiêu dùng, đồ gỗ, hải sản… có thể dễ tiếp cậnvới thị trườngMỹ hơn, sẽ có nhiều nhãn “Made in Vietnam” xuất hiện trong các cửa hàng bán lẻ ở Mỹ. Việt Nam còn có thể đón nhận một làn sóng đầu tư nước ngoài mới, tương tự như hồi năm 2015 với kỳ vọng vào TPP.
Về dài hạn, Việt Nam có thể đạt được kịch bản FTA với Mỹ, giúp thúc đẩy tăngtrưởngGDP 2,5 – 3% và xuất khẩu 12 – 14% cho đến năm 2030. Lợi ích từ FTA này sẽ có thể thấy rõ trong vòng 1 - 2 năm triển khai.
Cùng chung quan điểm, báo cáo phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang lên quy mô toàn diện, cơ hội sẽ đến với rất nhiều nước khác trong vai trò thay thế các mặt hàng xuất khẩu vào hai thị trường Mỹ và Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.
Các ngành hàng trung gian có thể hưởng lợi như:Lắpráp đồ điện tử, các loại chip, chất bán dẫn, hàng may mặc, da giày, sản xuất đồ chơi trẻ em, đồ dùng thể thao, đồ gỗ nội thất... Từ đây, Việt Namsẽcó cơ hội rất lớn trong việc giành thêm thị phần từ Trung Quốc tại thị trường Mỹ cũng như thu hút thêm vốn FDI vào các ngành hàng này, qua đó tạo thêm việc làm, tăng xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại.
Tuy nhiên, BVSC lưu ý cơ hội đi liền thách thức, Việt Nam cần quản lý chặt, tránh hiện tượng hàng Trung Quốc “mượn” Việt Nam như một nước trung chuyển để tìm đường xuất khẩu sang Mỹ, tiêu biểu là các mặt hàng sắt thép, đồ gỗ nội thất. Nếu để điều này xảy ra, Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng “vạ lây” khi Mỹ tiến hành áp thuế trừng phạt.
Biến cơ hội thành hiện thực
Phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, cơ hội không chia đều cho tất cả.Việt Nam vẫn có những ngành hàngphải gánhchịusựtác động từ chiến tranh thương mại. Trong một bài viết mới đây, TS Cấn Văn Lực và Trung tâm Nghiên cứu BIDV cho rằng,nếu cuộc chiến thương mại leo thang, Mỹ sẽ áp đặt một số biện pháp hạn chế với hàng Trung Quốc khiến một số hàng hóa cùng chủng loại của Việt Nam bị ảnh hưởng (như từng xảy ra đối với thép, nhôm). Về lâu dài, tác động lan tỏa có thể rất lớn, khó định lượng được ảnh hưởng.
Một nguy cơ kháccó thể xảy ralà hàng hóa dư thừa của Trung Quốc không xuất khẩu được vào Mỹ sẽ chuyển hướng sang các thị trường khác, trong đó có Việt Nam. Với lợi thế cạnh tranh về giá, các sản phẩm này có thể gây sức ép lớn đến thị trường trong nước. Đồng thời, khi Trung Quốc không xuất khẩu được hàng hóa sang Mỹ, sẽ phải thúc đẩy tiêu dùng nội địa, giảm nhu cầu nhập khẩu. Những điều chỉnh trên có thể khiến nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng lên…
Nói về giải pháp đối mặt chiến tranh thương mại, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn cho rằng,điều quan trọng nhất lúc này doanh nghiệp Việt Nam giữ vững được thị trường nội địa 100 triệu dân. Doanh nghiệp cần có chiến lược để không đánh mất thị trường nội địa, đây mới chính là lợi ích bền vững và lâu dài cho nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.
Ông Hưng cho biết, Việt Nam đang có chút cơ hội trước mắt khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung xảy ra. Tuy nhiên, quy mô sản xuất của Việt Nam hiện nay là quá nhỏ, do đó sẽ không tận dụng đượcnhiều. Vì vậy nếu Việt Nam vẫn tiếp tục kêu gọi FDI bằng các chính sách ưu đãi và theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng gia công hàng xuất khẩu thì lợi ích sẽ là ngắn hạn. Bởi lẽ, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay đã là 200% GDP.
"Bêncạnh lưu ý về việc đặt trọng tâm vào thị trường tiêu thụ trong nước,cần có chính sách để các doanh nghiệp trong nước tiếp cận các ưu đãi tương tự khu vực FDI. Chính phủ cần có chính sách, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam có thể lớn mạnh để không đánh mất luôn thị trường trong nước, không để doanh nghiệp FDI sản xuất hàng hoá được hưởng các điều kiện ưu ái hơn doanh nghiệp Việt Nam cùng ngành", ôngHưng chia sẻ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh