Chứng khoán tuần từ 27/9-1/10: Xu hướng thị trường chưa rõ ràng
Kịch bản nào cho chứng khoán tuần giao dịch từ 23-27/8? / Hệ thống giao dịch của Công ty Chứng khoán TP Hồ Chí Minh HSC tê liệt, nhà đầu tư phẫn nộ
Nhìn lại thị trường tuần qua có thể thấy, sau nhiều tuần vắng mặt, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã trở lại vai trò dẫn dắt xu hướng của VN-Index. Nhóm này đóng góp 6/10 vị trí trong top ảnh hưởng tích cực đến VN-Index, giúp chỉ số tăng đến 6 điểm. Bốn vị trí còn lại là các mã VNM (+2,4 điểm), MWG (+1,4 điểm), BVH (+1 điểm) và DGC (+0,3 điểm).
Trong tuần khối ngoại bán ròng hơn 930 tỷ đồng trên cả 2 sàn. VIC, HPG và DGC là 3 mã bị bán ròng nhiều nhất với giá trị lần lượt đạt 378 tỷ đồng, 348 tỷ đồng và 224 tỷ đồng. Chiều mua ròng, khối này mua mạnh MBB với giá trị 518 tỷ đồng giúp mã này bỏ xa cổ phiếu thứ 2 là VNM với giá trị mua ròng 250 tỷ đồng.
Nhận định về xu hướng thị trường trong ngắn hạn, Công ty chứng khoán Mirae Asset cho biết, nỗ lực hồi phục trở lại ngưỡng 1.350 điểm đã giúp cho VN-Index duy trì được xu hướng tăng điểm trong ngắn hạn. Một vấn đề cần lưu ý khác là phiên cuối tuần là phiên ghi nhận mức thanh khoản thấp nhất trong tuần cùng với diễn biến ngại mua cao của nhà đầu tư. Những phiên đầu tuần sau có thể sẽ trở nên trầm lắng nếu diễn biến ngại mua cao này được duy trì. Điểm số kĩ thuật ngắn hạn của Mirae Asset đang ở mức +6 (khả quan). Chỉ số P/E của VN-Index hiện nay ở mức16,43 lần.
Công ty chứng khoán MBS cho rằng, dòng tiền tỏ ra thận trọng rõ nét trong phiên cuối tuần và đây cũng là tuần thứ 2 liên tiếp thanh khoản khớp lệnh bình quân trên sàn HSX chỉ ở mức bình quân 20.000 tỷ đồng. Thị trường đã đi ngang trong 3 tuần vừa qua trong bối cảnh chứng khoán thế giới biến động và nhóm cổ phiếu đầu cơ có dấu hiệu đạt đỉnh. Do vậy, nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp tục dao động trong xu hướng đi ngang ở vùng 1.327 điểm – 1.360 điểm khi dòng tiền trở nên thận trọng và giải ngân ở các phiên điều chỉnh.
Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận thấy một lần nữa, TTCK vẫn chưa thể có sự đột biến mạnh nào để bứt phá lên biên trên. Thanh khoản của TTCK lại tiếp tục lùi bước trong ngày cuối tuần.
Biểu đồ kỹ thuật VN-Index (Ảnh: VDSC).
VN-Index giảm 1,59 điểm (-0,12%), đóng cửa tại 1.351,17 điểm. Thanh khoản giảm còn 627,6 triệu cổ phiếu khớp lệnh. VN-Index giằng co và giảm nhẹ. Chỉ báo kỹ thuật MACD và RSI thể hiện lưỡng lự và giảm nhẹ. Sau tín hiệu vượt cản chưa thành và lùi bước, VN-Index tiếp tục trở lại trạng thái thăm dò.
Thanh khoản giảm so với các phiên trước và dưới mức trung bình 50 phiên, cho thấy động thái thận trọng của cả dòng tiền và áp lực bán. Nhìn chung, áp lực bán đang hạ nhiệt và không quyết liệt. Do vậy, VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục thăm dò trong phiên giao dịch tiếp theo, chuyển động của dòng tiền hỗ trợ sẽ quyết định xu thế của chỉ số trong thời gian tới
“Chưa có dấu hiệu để cho thấy rủi ro của thị trường đang xuất hiện để cảnh báo rủi ro đến các nhà đầu tư, nhưng chúng tôi vẫn phải thận trọng khuyến nghị khách hàng không nên tham gia quá nhiều vào thị trường, khi chưa có xu hướng rõ ràng”, chuyên gia phân tích của VDSC khuyến nghị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
VCCI kiến nghị lập cơ quan độc lập đốc thúc giải quyết vướng mắc, bất cập
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều