Chuyên gia: Lạm phát không quá đáng ngại, chứng khoán Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội hấp dẫn
Bộ Y tế yêu cầu niêm yết giá trang thiết bị phòng chống COVID-19 / Căng thẳng Nga – Ukraine: Doanh nghiệp Việt có cơ hội chuyển dịch, hấp thụ vốn và đẩy mạnh xuất khẩu
Tại chương trình Bàn tròn chuyên gia tháng 3/2022 với chủ đề "Đầu tư gì giữa bối cảnh thế giới biến động?" do VNDIRECT tổ chức, các chuyên gia đã đưa ra những quan điểm về thị trường chứng khoán bối cảnh thế giới biến động.
Bàn về yếu tố tác động mạnh nhất đến thị trường chứng khoán, ông Đinh Quang Hinh - Chuyên gia vĩ mô khối phân tích VNDIRECT cho rằng rủi ro lớn nhất đến từ căng thẳng địa chính trị giữa Nga - Ukraina và bước đi tiếp theo của FED.
Sự kiện đầu tiên là xung đột Nga – Ukraine khiến đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, giao thương giữa các nước bị ảnh hưởng. Kịch bản ông Hinh đưa ra là cuộc xung đột sẽ diễn ra trong ngắn hạn vì xung đột này ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế, tuy nhiên các biện pháp trừng phạt rất khó để rút lại và ảnh hưởng sẽ còn tồn tại trong vài tháng đối với các nền kinh tế trên thế giới.
Bên cạnh đó, vấn đề lạm phát toàn cầu và chính sách lãi suất của FED cũng rất đáng quan ngại. Hiện tại các NHTW đang gặp xung đột trong việc ra chính sách, 1 bên là lạm phát cao và giá hàng hóa tăng mạnh, 1 bên là cuộc xung đột ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của các nền kinh tế (đặc biệt là Mỹ là Châu Âu). Chính luồng xung đột trong chính sách có thể sẽ gây ra khó khăn hơn trong việc thoả hiệp chính sách.
Tuy nhiên, ông Hinh cho rằng áp lực lạm phát đang có sự phân hoá giữa các quốc gia. Một số nước Châu Âu đang phải chịu áp lực lạm phát cao khiến các NHTW ở các quốc gia này vẫn ưu tiên việc khống chế lạm phát. Tuy nhiên, với Việt Nam thì áp lực lạm phát tương đối thấp, do đó vẫn còn dư địa cho những chính sách nới lỏng tiền tệ để kích thích tăng trưởng kinh tế.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Cao Minh Hoàng -Giám đốc đầu tư Công ty quản lý quỹ IPA đánh giá vấn đề lạm phát ở Châu Á không phải vấn đề quá đáng lo ngại thời điểm này. Sở dĩ lạm phát xuất hiện tổng cung trong ngắn hạn bị ảnh hưởng, song khi nguồn cung được đáp ứng đầy đủ thì lạm phát sẽ sớm trở về mức bình thường. Về dài hạn, với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật và tốc độ tăng trưởng của các tập đoàn toàn cầu như hiện nay thì lạm phát là một vấn đề khá dễ đối phó trong khoảng từ 6 tháng – 1 năm tới.
Mặt khác, vị chuyên gia nhấn mạnh về những biến động giữa xung đột địa chính trị và việc tăng lãi suất của Fed. Về những lo ngại trong vấn đề tăng lãi suất, ông Hoàng đánh giá NHTW của các nền kinh tế hàng đầu thế giới như FED hay ECB đều có động thái nâng đỡ thi trường tài chính toàn cầu.
Riêng những tác động của việc xung đột địa chính trị, ông Hoàng cho rằng trong ngắn hạn giá hàng hoá có thể vẫn tiếp tục tăng. Song đà tăng của giá hàng hoá chững lại trong trung hạndù khó giảm sâu như hồi đầu năm.
"Tôi cho rằng sự kiện bất ổn chính trị trên chỉ tác động trong khoảng 2 quý, bởi các nước đều nhận định được mặt thiệt và hại khi căng thẳng kéo dài. Nước Nga vốn dĩ rất mạnh khi mùa đông đến vì nhu cầu và giá khí đốt tăng cao, nhưng đến hết tháng 5 Nga sẽ phải tính đến phương án hạ nhiệt khi mọi điều kiện sẽ không còn thuận lợi", ông Hoàng đưa ra nhận định.
Do đó, vị chuyên gia cho rằng trong dài hạn từ 3-5 năm, môi trường đầu tư toàn cầu đang rất tốt và tiếp tục đón những dòng vốn mới khi các NHTW vẫn đang tăng quy mô bảng cân đối tài sản.
Theo ôngĐinh Quang Hinh, kinh tế của Việt Nam phục hồi sau nền kinh tế của các thế giới do đó thị trường chứng khoán cũng có độ trễ nhất định so với các thị trường khác. Do thị trường Việt Nam có độ trễ với lạm phát trên thế giới nên trong ngắn hạn chưa bị ảnh hưởng. Những doanh nghiệp có đầu vào nguyên vật liệu tăng giá thì biên lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng, doanh nghiệp nào có sản phẩm đầu ra được lợi về giá.
"Mặc dù mặt bằng định giá của Việt Nam không còn rẻ như năm 2020, song cũng không phải đắt trong PE bình quân trong nhiều năm gần đây. Song chúng ta cần nhìn nhận mức độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn duy trì ở mức rất tốt. Trong năm 2022, chúng ta nhận định tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết ở mức 23% nhờ sự hồi phục mạnh mẽ của các lĩnh vực định hướng xuất khẩu và sự phục hồi trở lại của dầu khí và bất động sản.Định giá TTCK 2022 với P/E fwd xấp xỉ 14 lần (mức trung bình lịch sử 16 lần), PE fwd 2023 12 lần.
Do đó, các biến động do chịu ảnh hưởng từ chiến tranh Nga – Ukraine chỉ là ngắn hạn, đây là cơ hội để mua vào cổ phiếu các doanh nghiệp cơ bản tốt với mức giá hấp dẫn và thị trườngtầm nhìn trung và dài hạn vẫn rất hấp dẫn", chuyên gia VNDIRECT phân tích.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương