Có thể tăng lô giao dịch tối thiểu lên 1.000 cổ phiếu?
Bộ Công Thương hướng dẫn thu mua, tiêu thụ hàng hóa, nông sản của vùng đang có dịch / 2 tháng đầu năm 2021: 2 tỷ USD xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vào Mỹ
Việc liên tiếp nghẽn lệnh khiến các nhà đầu tư vô cùng bức xúc. |
Trước hiện tượng nghẽn lệnh liên tiếp xảy ra từ nửa cuối tháng 12/2020 khi thanh khoản thị trường bất ngờ tăng gấp 4-5 lần mức “đỉnh” về khối lượng giao dịch trong quá khứ, ngay trong những phiên giao dịch đầu tiên của năm 2021, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã nâng giao dịch lô chẵn từ 10 lên 100 cổ phiếu nhằm hạn chế tình trạng không giao dịch được của các nhà đầu tư.
Theo cơ quan quản lý, việc nâng lô chẵn chứng khoán giao dịch trên HoSE này được kỳ vọng sẽ giảm 18% số lệnh vào thị trường. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này dường như cũng không tác động nhiều đến tình trạng nghẽn mạch thị trường.
Tình trạng giao dịch không hiển thị vẫn tiếp tục diễn ra khi thị trường đạt quy mô giao dịch khoảng 14.000-15.000 tỷ đồng.
Do vậy, trong lúc chờ đợi hệ thống giao dịch mới, đề xuất tiếp tục nâng lô giao dịch lên 1.000 đơn vị lại được đưa ra, nhưng cũng giống với lần nâng lô giao dịch trước, ý tưởng này cũng đang vấp phải khá nhiều ý kiến trái chiều.
Theo ông Trương Hiền Phương - Giám đốc cấp cao Công ty chứng khoán KIS Việt Nam: "Nếu tính từ đơn vị gốc là 10 cổ phiếu lên 1.000 cổ phiếu, rõ ràng có sự chênh lệch khá lớn. Như vậy, chúng ta đang vô tình hạn chế hoặc đang gây khó khăn, thậm chí cản trở việc đầu tư của một số nhà đầu tư nhỏ lẻ với vốn đầu tư không nhiều".
Trong khi đó, ý kiến của các chuyên gia khác lại cho rằng, việc tăng lô giao dịch lên 1.000 cổ phiếu là một trong những giải pháp giảm được số lệnh nhỏ vào hệ thống, từ đó trực tiếp làm giảm áp lực lên hệ thống xử lý của HoSE. Các thị trường phát triển hơn Việt Nam như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore... đều đã trải qua lộ trình này.
Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Hải Trà - Tổng giám đốc HoSE mới đây đã lên tiếng cho biết, việc tăng lô lên 1.000 cổ phiếu có thể giảm 40-50% tổng số lượng lệnh giao dịch, có thể mở đường cho những tầm cao mới của thanh khoản thị trường. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng được bảo vệ tốt hơn thông qua việc đầu tư vào chứng chỉ quỹ phát hành bởi các công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp.
Cũng theo ông Trà, từ đó sẽ gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của các quỹ đầu tư, thúc đẩy ngành quản lý quỹ phát triển, để gia tăng lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường theo đúng mục tiêu của Chính phủ. Đây là điều có ý nghĩa dài hạn đối với sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam.
HoSE và cơ quan quản lý cũng đã tính tới việc nếu áp dụng biện pháp nâng lô giao dịch sẽ cần phải giải quyết vấn đề giao dịch cổ phiếu lô lẻ cho nhà đầu tư.
Hiện tại, hệ thống của HoSE không có bảng giao dịch lô lẻ. Cổ phiếu được công ty chứng khoán tổ chức mua lại của khách hàng thường theo giá sàn cộng thêm phí. Giao dịch lô lẻ cũng có thể tạo áp lực đối với công ty chứng khoán khi thị trường trầm lắng, chưa kể thời gian hoàn tất giao dịch kéo dài do phải đảm bảo yếu tố pháp lý, đặc biệt là công ty chứng khoán nước ngoài.
"Tôi muốn nhấn mạnh rằng, đây có thể chỉ là giải pháp tạm thời để giải quyết tình trạng nghẽn lệnh hiện nay. Trong tương lai, khi hệ thống giao dịch mới đi vào hoạt động, sẽ có bảng giao dịch lô lẻ, và chúng ta cũng hoàn toàn có thể quay trở lại lô 100 như hiện nay", ông Trà cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất cho vay
Đại biểu Quốc hội đề xuất áp thuế suất ưu đãi cho cơ quan báo chí
Giá vàng thế giới ngày 28/11: Phục hồi sau chuỗi ngày giảm sâu
Giá nông sản ngày 28/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC GAB bị xử phạt
Giá ngoại tệ ngày 28/11/2024: USD chững lại tại một số ngân hàng thương mại lớn