Crystal Bay chậm trả 421 tỷ đồng cho VNDirect
Triển vọng tăng trưởng từ một thế giới biến động - Bài 1: Cuộc đua chính trị và vận mệnh kinh tế toàn cầu / Triển vọng tăng trưởng từ một thế giới biến động - Bài 2 : Những yếu tố định hình kỷ nguyên mới
Theo báo cáo tổng quan thị trường trái phiếu doanh nghiệp do VIS Rating công bố mới đây, trong tháng 11 vừa qua, một trái phiếu chậm trả được công bố từ CTCP Crystal Bay, một công ty thuộc nhóm ngành du lịch, nghỉ dưỡng, với tổng giá trị gốc chậm trả là 421 tỷ đồng.
Tổ chức phát hành này đã chậm trả nợ gốc vào ngày 5/11/2024. Sau đó, trái chủ VNDirect sở hữu 100% trái phiếu này, đã chấp thuận gia hạn thanh toán đến ngày 30/11/2024.
Theo VIS Rating, hiện tại chưa có thông báo thanh toán cho trái phiếu này. Trái phiếu được bảo đảm bằng 78,2 triệu cổ phiếu của CTCP Crystal Bay và VNDirect cũng là đơn vị tư vấn, bảo lãnh phát hành và đại diện cho trái chủ.
VIS Rating coi những cổ phiếu là tài sản đảm bảo này có tính thanh khoản thấp vì đây là cổ phiếu của công ty không niêm yết. Ngoài ra, công ty xếp hạng này đánh giá rằng công ty sẽ tiếp tục có nguy cơ chậm trả gốc/lãi cao khi có hồ sơ tín nhiệm yếu với dòng tiền hoạt động âm, đòn bẩy cao và nguồn tiền mặt hạn chế. Theo thông tin công bố, TCPH này đã lỗ 76 tỷ đồng trong 6 tháng 2024 và 136 tỷ đồng trong 6 tháng 2023.
Công ty Cổ phần Crystal Bay (website: https://crystalbay.com/) là thành viên Tập đoàn Crystal Bay, được thành lập vào năm 2016. Tập đoàn bất động sản này gắn liền với tên tuổi của đại gia Nguyễn Đức Chi (SN 1969) - Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật. Bà Lê Minh Hà giữ vị trí Tổng Giám đốc.
Hiện doanh nghiệp sở hữu nhiều dự án khách sạn, resort 5 sao tại Khánh Hoà, Ninh Thuận cùng các tỉnh thành khác. Công ty cũng là chủ đầu tư, nhà phát triển với các dự án du lịch lớn; liên tiếp mở các đường bay thuê chuyến từ khắp nơi trên thế giới về Việt Nam trong thời gian gần đây.
Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023, Crystal Bay ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 101 tỷ đồng, trong khi năm tài chính 2022 lỗ 94,1 tỷ đồng. Tính đến thời điểm 31/12/2023, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 1.861 tỷ đồng, tăng gần 5% so với đầu năm.
Theo báo của VIS Rating, 43 trái phiếu chậm trả gốc/lãi lần đầu trong năm 2024 tính đến thời điểm hiện tại, với tổng giá trị là 23,2 nghìn tỷ đồng. Con số này đã giảm đáng kể so với 369 trái phiếu chậm trả gốc/lãi với tổng giá trị là 144,3 nghìn tỷ đồng trong năm 2023. Tỷ lệ chậm trả lũy kế vào cuối tháng 11/2024 giữ ở mức 15,3%. Nhóm Năng lượng có tỷ lệ chậm trả cao nhất ở mức 44%, trong khi nhóm bất động sản nhà ở chiếm 60% tổng lượng trái phiếu chậm trả. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
22% trái phiếu đáo hạn trong tháng 1/2025 có nguy cơ chậm trả nợ gốc
'Bệ phóng' AI giúp doanh nghiệp tài chính ngân hàng tăng tốc
Ngành công thương Hà Nội duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ
Giá vàng ngày 11/1/2025: SJC chính thức vượt mốc 86 triệu đồng
Chống lãng phí đất đai - Bài 1: Bờ xôi ruộng mật bị bỏ hoang
Giá ngoại tệ ngày 11/1/2025: USD tăng mạnh, Index gần chạm mốc 110