Đầu tư gửi tiền nhận lãi suất đang chiếm ưu thế
BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Việt Nam hưởng lợi nhiều thứ nhì từ CPTPP, xuất khẩu thủy sản đạt 7,2 tỷ USD / BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi, giá vàng thế giới giảm mạnh
Mới đây, các ngân hàng đã có động thái điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi. Techcombank tăng lãi suất kỳ hạn 12-36 tháng từ mức 6,4% một năm lên mức 6,8%. VIB áp dụng lãi suất 7,3% cho kỳ hạn 18 tháng. Còn ACB áp dụng biểu lãi suất mới cho tiền gửi các kỳ hạn trên 18 tháng, dao động từ 7-7,2% một năm (áp dụng cho tiền gửi giá trị cao), cao hơn 0,1-0,3% so với tháng 5.
Không chỉ tăng lãi suất, các chương trình khuyến mãi, ưu đãi nhằm tăng hút khách cũng được áp dụng. Đơn cử Ngân hàng Quốc tế (VIB) mạnh tay triển khai ưu đãi lãi suất nhân đôi cho khách hàng gửi tiền. Từ nay đến 31/12, khách gửi tiền tiết kiệm từ 100 triệu đồng trở lên, kỳ hạn từ 6 tháng, sẽ được nhân đôi lãi suất trong tháng đầu. Với việc tặng thêm lãi suất, VIB hiện là một trong những ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi hấp dẫn nhất trên thị trường.
Cụ thể, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6-8 tháng của VIB lên mức 7,2-7,3% một năm, kỳ hạn 36 tháng lên tới 7,7% một năm. Trong khi đó, tại nhiều ngân hàng, mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng dao động từ mức 5,3-6,5% một năm.
Nhận định về động thái tăng lãi suất của các ngân hàng, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng từ đây đến cuối năm là giai đoạn giải ngân, cho vay nhiều, nhằm phục vụ các doanh nghiệp tất toán sổ sách. Điều đó kéo theo nhu cầu tăng thanh khoản, nên các ngân hàng đáp ứng bằng cách tăng lãi suất huy động.
Thứ hai, áp lực từ tỷ giá là một động lực đẩy lãi suất huy động đi lên. Dự báo từ đây đến cuối năm tỷ giá có thể tăng do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất, làm tăng giá trị đồng USD, kéo theo hiện tượng đầu cơ ngoại tệ tại thị trường Việt Nam. Để giữ khách và giới hạn hiện tượng này, các ngân hàng sẽ tăng lãi suất tiền gửi.
Mặt khác, chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khiến đồng nhân dân tệ giảm giá hơn 6% so với USD (tính đến tháng 7) và có thể còn tiếp tục phá giá trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang gây áp lực lên tỷ giá trong nước theo hướng giảm giá VNĐ. Tuy nhiên, mức giảm giá tiền đồng sẽ không quá 2% nên tác động không đáng kể.
Còn theo một chuyên gia kinh tế, quy định của Ngân hàng Nhà nước sẽ có tác động lớn đến động thái của các nhà băng. Theo lộ trình đến đầu năm 2019, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn sẽ giảm xuống 40% từ mức 45% hiện nay, theo đó các ngân hàng phải cân đối nguồn vốn.VIB hiện là một trong những ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi hấp dẫn nhất trên thị trường.
Chuyên gia này nhận định, trong bối cảnh lãi suất đi lên, người gửi tiền sẽ được lợi.
“Trong giai đoạn 2015-2017, kênh đầu tư bất động sản trỗi dậy, khiến dòng tiền nhàn rỗi trong dân tập trung vào thị trường địa ốc. Còn hiện tại, tình hình có thể ngược lại, đầu tư gửi tiền nhận lãi suất lại đang tỏ ra chiếm ưu thế hơn", chuyên gia nói thêm.
Đại diện ngân hàng VIB cho biết bên cạnh chương trình ưu đãi lãi suất nhân đôi cho khách hàng gửi tiền, nhà băng này còn triển khai một loạt ưu đãi hấp dẫn khác dịp cuối năm nhằm thu hút thêm khách hàng.
"Khi khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại VIB trong thời gian này, ngoài việc được ưu đãi nhân đôi lãi suất, khách hàng còn được tặng thẻ tín dụng và tặng thêm 200 ngàn đồng khi kích hoạt thẻ trong vòng 30 ngày kể từ ngày phát hành thẻ. Khi sử dụng thẻ tín dụng VIB, khách hàng sẽ được hưởng hàng loạt chương trình giảm giá lên đến 50% và được mua hàng trả góp 0% lãi suất, với thời hạn lên đến 12 tháng, tại hàng trăm cửa hàng, thương hiệu đối tác của VIB. Ngoài ra, với những khách hàng mới giao dịch lần đầu tiên với VIB, ngân hàng còn tặng thêm 500.000 đồng khi mở tài khoản thanh toán", đại diện VIB nói.
Nhà băng dự báo lợi nhuận trước thuế cả năm 2018 có thể vượt chỉ tiêu 2.005 tỷ đồng được ĐHĐCĐ giao từ đầu năm, tăng hơn 43% so với năm 2017. Theo kế hoạch kinh doanh năm 2018 được thông qua tại ĐHCĐ vào đầu năm nay, tổng tài sản của VIB dự kiến đạt 150.231 tỷ đồng, tăng 22%; tăng trưởng tín dụng theo phê duyệt của NHNN; huy động vốn đạt 100.000 tỷ đồng, tăng trưởng 22%; nợ xấu duy trì dưới mức 3%.
Báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho thấy 6 tháng đầu năm, lãi suất trên thị trường tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư tương đối ổn định. Lãi suất huy động tiền đồng bình quân khoảng 5,2%.
Vốn huy động toàn hệ thống tăng trưởng mạnh hơn so với cùng kỳ năm 2017. Đến cuối tháng 6/2018, tổng vốn huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân tăng khoảng 8% so với cuối năm 2017.
Trong khi đó tăng trưởng tín dụng chậm hơn so với cùng kỳ năm 2017. Đến cuối tháng 6, tín dụng tăng khoảng 6,5% so với cuối năm 2017 nhưng tăng 8,7% so với cùng kỳ. Dư nợ cho vay vào các lĩnh vực thương mại, công nghiệp chế biến chế tạo, lĩnh vực nông lâm nghiệp giữ tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng ổn định. Dư nợ tín dụng phục vụ đời sống tăng khá so với cuối năm 2017.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương