Thị trường

Đầu tư năng lượng điện mặt trời áp mái: Tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất cho doanh nghiệp

DNVN - Dịch Covid-19 kéo dài đã gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM, đặc biệt là việc cân đối dòng tiền giữa chi phí vận hành và chi phí sản xuất - kinh doanh trở thành bài toán khó. Để tháo gỡ khó khăn này nhiều doanh nghiệp chọn giải pháp cắt giảm chi phí vận hành, cụ thể là phương án sử dụng nguồn năng lượng điện mặt trời.

Đồng Nai: Trái cây vụ hè khó khăn về đầu ra do ảnh hưởng dịch Covid-19 / Trái cây Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan tăng hơn 240%

Đó là thông tin được nhiều doanh nghiệp đưa ra tại hội thảo “Các giải pháp phát triển điện mặt trời mái nhà tại TP.HCM” do Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) tổ chức mới đây.

Theo ông Bùi Trung Kiên - Phó Tổng giám đốc EVNHCMC, thời gian qua EVNHCMC đã triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại TP.HCM.

Trong đó, Tổng công ty đã phối hợp với Ban Quản lý các khu chế xuấtvà khu công nghiệp TP.HCM, Hiệp hội các doanh nghiệp Khu công nghiệp TP.HCM triển khai tuyên truyền điện mặt trời trong các khu công nghiệp - khu chế xuất. Tổng công ty ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với nhiều nhà cung cấp giải pháp điện mặt trời áp mái để triển khai những gói sản phẩm ưu đãi đến doanh nghiệp, khách hàng sử dụng điện,...

Từ những giải pháp đồng bộ trên, ông Bùi Trung Kiên cho biết, tính đến hết tháng 5/2020, toàn thành phố đã có 7.341 công trình điện mặt trời mái nhà, với tổng công suất lắp đặt 94,49MWp. Sản lượng điện năng phát lên lưới đạt 33,33 triệu kWh (chưa bao gồm sản lượng điện được chính khách hàng sử dụng).

Các chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp đã đưa ra giải pháp phát triển ĐMTMN tại TP. Hồ Chí Minh

Các chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp đã đưa ra giải pháp phát triển dự án điện mặt trời áp mái tại TP.HCM.

Dù vậy, theo đánh giá của lãnh đạo EVNHCMC, công suất lắp đặt trên vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng điện mặt trời áp mái của TP.HCM (hơn 6.000MW). Đó là chưa kể, phần lớn công trình điện mặt trời mái nhà trên địa bàn TP.HCM hiện nay đều do hộ gia đình đầu tư (chiếm 88% tổng số công trình), với quy mô nhỏ; tỉ lệ các doanh nghiệp tham gia vẫn còn thấp.

Để “kích thích” các doanh nghiệp và các hộ gia đình tiếp tục đầu tư hệ thống điện mặt trời, thời gian tới EVNHCMC sẽ phối hợp với các nhà cung cấp triển khai các hoạt động thiết thực để khuyến khích người dân và doanh nghiệp quan tâm sử dụng điện mặt trời. EVNHCMC sẽ hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong việc hòa lưới và mua bán điện mặt trời.

EVNHCMC mong muốn sẽ có nhiều người dân và doanh nghiệp được sử dụng nguồn điện xanh và sạch với chi phí hợp lý. Qua đó góp phần tiết kiệm chi phí tiền điện đồng thời góp phần xây dựng TP.HCM thực sự là đô thị thông minh, có môi trường sống xanh - sạch - đẹp.

“TP.HCM là một trong những trung tâm đô thị phát triển với mật độ dân số và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Nhu cầu tiêu thụ điện của các nhóm hộ gia đình, thương mại và công nghiệp cao hơn so với các thành phố khác của Việt Nam.

 

Trong khi đó, tiềm năng phát triển và ứng dụng năng lượng mặt trời áp mái ở thành phố rất lớn, đặc biệt là điện mặt trời mái nhà. Việc ưu tiên sử dụng năng lượng tiết kiệm - hiệu quả và đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo sẽ giúp bảo đảm an ninh năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ khí hậu và sức khỏe cộng đồng, đây đang là xu hướng phát triển của thế giới”, ông Kiên cho hay.

người dân và doanh nghiệp được sử dụng nguồn điện xanh và sạch với chi phí hợp lý. Qua đó góp phần tiết kiệm chi phí tiền điện đồng thời góp phần xây dựng TPHCM thực sự là đô thị thông minh, có môi trường sống xanh - sạch - đẹp.

Việc sử dụng nguồn năng lượng từ điện mặt trời áp mái sẽ giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm chi phí tiền điện đồng thời góp phần xây dựng TP.HCM thực sự là đô thị thông minh, có môi trường sống xanh - sạch - đẹp.

Tại hội thảo, một số nhà cung cấp điện mặt trời, tổ chức tài chính đã có các bài tham luận về giải pháp kỹ thuật, giải pháp tài chính cho từng nhóm khách hàng cụ thể. Qua đó, giúp khách hàng, đặc biệt là doanh nghiệp có cái nhìn đầy đủ về lợi ích của điện mặt trời mái nhà để nghiên cứu, đầu tư.

 

Đặc biệt, thời gian qua, việc giãn cách xã hội do dịch Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến dòng vốn lưu động của các doanh nghiệp, khiến việc cân đối dòng tiền giữa chi phí vận hành và chi phí sản xuất - kinh doanh trở thành bài toán khó.

Bên cạnh việc chính phủ đã tiến hành nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp như rà soát, cắt giảm, miễn giảm nhiều loại phí, lệ phí, ban hành các gói hỗ trợ tài chính… nhiều doanh nghiệp chọn giải pháp cắt giảm chi phí vận hành, cụ thể là phương án sử dụng nguồn năng lượng điện mặt trời áp mái.

Theo ông Nguyễn Duy Thịnh, đại diện Công ty SolarBK, đối với các doanh nghiệp có diện tích mái nhà từ 3.000 - 10.000m2, công ty sẽ cùng đầu tư với doanh nghiệp với tỷ lệ góp vốn từ 70% đến 100%.

Công ty SolarBK sẽ thiết kế, thi công lắp đặt toàn bộ hệ thống và chịu trách nhiệm bảo trì, vận hành. Doanh nghiệp sử dụng toàn bộ sản lượng điện mặt trời tạo ra với giá rẻ hơn ngành điện và được sở hữu hệ thống sau thời gian hợp tác...

Tương tự, các nhà cung cấp khác như: công ty như Vietnam Eco Solution (VES), Công ty cổ phần năng lượng TTC... cũng đưa ra những giải pháp phối hợp đầu tư và chuyển giao hệ thống, với nhiều ưu đãi khác nhau, phần lớn là các giải pháp về tài chính, chính sách vận hành, bảo hành để tạo cho người dân TP.HCM dễ tiếp cận công nghệ dịch vụ và việc sử dụng năng lượng mặt trời áp mái trở nên phổ biến.

 

Theo nhận định từ các chuyên gia trong lĩnh vực, việc đầu tư năng lượng điện mặt trời áp mái theo mô hình vừa dùng và tạo nguồn thu là giải pháp có lợi cho các nhà xưởng và doanh nghiệp.

Bên cạnh việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả thì đây sẽ là lời giải toàn vẹn cho bài toán về chi phí trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp và hoạt động kinh tế phải sẳn sàng đối mặt với mọi kịch bản có thể diễn ra.

Đức Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm