Đẩy mạnh tham gia chuỗi giá trị toàn cầu cho công nghiệp hỗ trợ
Việt Nam đang trở thành điểm đến của nhiều hãng sản xuất lớn trên thế giới về điện thoại di động hay ô tô, tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hóa còn hạn chế, mới đạt khoảng 33%. Làm thế nào để DN Việt có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng sản phẩm, linh kiện cho doanh nghiệp nước ngoài?
Chuyên sản xuất linh kiện nhựa, một doanh nghiệp trong ngành cho biết tỷ lệ nội địa hóa thấp, một phần vì thiếu nguyên liệu đầu vào ở trong nước.
Để giải bài toán năng suất, doanh nghiệp này đã chấp nhận đầu tư hơn 400 tỷ đồng cho hệ thống máy móc, tự động hóa ở nhiều khâu, giảm thời gian và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật khắt khe từ đối tác nước ngoài.
Theo Bộ Công Thương, khi các DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, họ đã có sẵn mạng lưới các nhà cung cấp nước ngoài. Vì thế, để len chân vào chuỗi cung ứng, DN Việt cần nâng cao năng lực, tăng khả năng cạnh tranh.
Hiện mới có khoảng 300 DN Việt hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Để thu hút DN, Bộ Công Thương cũng đề xuất cần có chính sách lãi suất cho vay ưu đãiđể DN có điều kiện nâng cấp công nghệ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT
VCCI kiến nghị lập cơ quan độc lập đốc thúc giải quyết vướng mắc, bất cập
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao