Để TP.HCM trở thành trung tâm logistics: Cần “cú hích” về hạ tầng
Tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế trong doanh nghiệp / Giá xăng, dầu (14/9): Chốt tuần giảm nhẹ
Đó là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo đầu kỳ "Đề án Phát triển ngành logistics trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, do Sở Công thương TP.HCM tổ chức mới đây.
Điều kiện thuận lợi
Theo nhận định của Sở Công thương, TP.HCM vừa là thị trường tiêu thụ lớn nhất nước với trên 10 triệu dân, vừa là trung tâm phân phối, cung ứng hàng hóa lớn nhất phía Nam.
TP.HCM nằm giữa các trục đường bộ Đông - Tây, Bắc - Nam, cùng với hệ thống hải cảng lớn (Cát Lái, Hiệp Phước, Bến Nghé, Tân Thuận...) nên hầu hết hàng hóa giao thương giữa các tỉnh, thành, hàng hóa xuất khẩu - nhập khẩu ở khu vực phía Nam đều đi qua thành phố.
Việc phát triển logistics trở thành ngành mũi nhọn của TP.HCM là rất cần thiết để giữ vững vị trí đầu tàu kinh tế của cả nước.
Bên cạnh đó, TP.HCM còn nằm cạnh các tuyến hàng hải trọng yếu trên biển đông, nơi mỗi năm có trên 140.000 lượt tàu trọng tải trên 100.000 tấn đi qua, có thể kết nối lưu chuyển hàng hóa đa phương thức với nhiều nước.
Do đó, việc phát triển logistics trở thành ngành mũi nhọn của TP.HCM là rất cần thiết để giữ vững vị trí đầu tàu kinh tế của cả nước.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công thương thành phố cho biết, từ năm 2017, UBND TP.HCM đã ban hành quyết định phê duyệt Đề cương Đề án Phát triển ngành logistics trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, đề án hướng đến 3 mục tiêu: đánh giá thực trạng ngành logistics TP.HCM; đề xuất các giải pháp xây dựng TP.HCM trở thành trung tâm dịch vụ logistics phía Nam và kết nối với khu vực và góp phần giảm chi phí logistics/GDP còn khoảng 16% vào năm 2025.
"Việc xây dựng và triển khai Đề án Phát triển ngành logistics trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 kỳ vọng sẽ nâng tỷ lệ đóng góp của ngành này lên mức 8-10% GDP, tăng trưởng 15-10%. Đồng thời hình thành được dịch vụ logistics chuyên nghiệp, giúp nâng tỷ lệ sử dụng dịch vụ logistics lên mức 50-60%", ông Hòa đánh giá.
Ông Hòa cũng kỳ vọng TP.HCM sẽ hình thành các doanh nghiệp logistics đầu tàu. Qua đó hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, thương mại quản lý tốt chuỗi cung ứng, tiết kiệm nguyên vật liệu và chi phí sản xuất.
Hiện Sở Công Thương và đơn vị tư vấn đề án là Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam đã hoàn thành khảo sát, điều tra tại 61 doanh nghiệp, trong đó có 30 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics và 31 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics.
Cần có “cú hích” về hạ tầng
Theo các chuyên gia, dù có nhiều điều kiện thuận lợi, song thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành logistics TP.HCM còn yếu cả về số lượng, quy mô và trình độ nhân lực.
Ngoài ra, việc thiếu đồng bộ giữa các cảng với hệ thống đường bộ, đường sắt và hệ thống dịch vụ hỗ trợ sau cảng biển là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế phát triển logistics tại TP.HCM.
Khảo sát của Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam chỉ ra rằng, hầu hết các cụm cảng của TP.HCM đều đang tồn tại nhiều trở ngại, trong đó tắc nghẽn hạ tầng, kẹt xe nghiêm trọng; cạnh tranh thiếu lành mạnh; cảng nhỏ lẻ, thiếu liên kết, khả năng kết nối nội địa yếu; hậu cần cảng phát triển ì ạch gây chậm trễ trong lưu thông hàng hóa; cảng nằm trong nội thành, ven đô và không thể phát triển, mở rộng.
Hầu hết các cụm cảng của TP.HCM đều đang tồn tại nhiều trở ngại, trong đó tắc nghẽn hạ tầng, kẹt xe nghiêm trọng...
Bà Tô Thị Hằng - Viện Nghiên cứu và phát triển logistics Việt Nam cho biết, tại TP.HCM hiện có 6 ICD (còn gọi cảng cạn, cảng nội địa) nhưng 5/6 điểm đã có quyết định di dời, do vậy gần như các điểm này không có sự đầu tư về cơ sở vật chất lẫn công nghệ.
"Hầu hết các cụm cảng của TP.HCM đang tồn tại nhiều trở ngại, trong đó tắc nghẽn hạ tầng, kẹt xe nghiêm trọng, thiếu sự kết nối... được xem là các vấn đề nóng.
Trong khi đó, theo quy hoạch hệ thống ICD giai đoạn 2020-2025, toàn TP.HCM sẽ có 8 hệ thống ICD trên tổng diện tích 102 - 137ha, năng lực hàng hóa thông quan 1,38 - 1,89 triệu container", bà Hằng thông tin.
Về hoạt động của các doanh nghiệp, theo bà Hằng, tính đến tháng 3/2018, TP.HCM tập trung 54% doanh nghiệp logistics. Các doanh nghiệp thuần ở lĩnh vực logistics hiện nay, trừ vài công ty lớn, còn lại đều phải “làm F2”, tức là nhận thầu lại từ các công ty nước ngoài có mối quan hệ, có vốn.
Nhiều doanh nghiệp nhìn nhận, từ nay đến năm 2025, TP.HCM vẫn giữ vững vai trò là trung tâm phân phối, cung ứng hàng hóa lớn nhất phía Nam. Tuy nhiên, để ngành logistics phát triển bền vững, tránh tình trạng phát triển tự phát, mạnh ai nấy làm thì cần phải có một đề án phát triển tổng thể.
Bên cạnh đó, TP.HCM cần giải quyết vấn tắc nghẽn hạ tầng, kẹt xe đang tồn tại. Ông Phạm Son - Trưởng phòng Logistics Công ty TNHH MTV Cảng Bến Nghé cho rằng, cần nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng kết nối. Theo đó, cần hoàn thiện quy hoạch chi tiết phát triển hạ tầng logistics, bao gồm kết cấu hạ tầng giao thông vận tải phù hợp với các quy hoạch về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương trong vùng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thị trường bất động sản Đà Nẵng đang có dấu hiệu phục hồi
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ
Giá ngoại tệ ngày 5/11/2024: Đồng USD giảm giá trước bầu cử Tổng thống Mỹ
Các giải pháp bình ổn giá tiêu dùng những tháng cuối năm
Xuất khẩu rau quả có thể lập kỷ lục mới 7,5 tỷ USD
Giá nông sản ngày 5/11/2024: Cà phê tiếp tục giảm, hồ tiêu giữ giá