Đề xuất sửa 2 luật để gỡ điểm nghẽn về pháp lý của thị trường bất động sản
Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tăng, giá thịt lợn thị trường nội địa giảm sâu / Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu khẩn cấp phòng, chống dịch COVID-19
Hiện Bộ Xây dựng đang đề xuất sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản nhằm hoàn thiện pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh bất động sản. Cùng đó, Luật Nhà ở cũng được đề xuất sửa đổi. Đây là 2 luật quan trọng có ảnh hưởng lớn và trực tiếp thị trường bất động sản cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Theo dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được cho ý kiến tại 2 kỳ họp trong năm 2022 và thông qua tại kỳ họp tháng 5/2023 của Quốc hội Khóa XV. Đây là một trong những Luật được cả người dân và doanh nghiệp mong đợi với kỳ vọng gỡ bỏ những nút thắt chồng chéo, khơi thông nguồn lực đất đai, giúp ổn định đời sống xã hội.
Do đó, Bộ Xây dựng đề xuất chỉnh sửa Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở cũng là để phù hợp với Luật Đất đai mới, phù hợp với chương trình của Quốc hội.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) đối với thị trường bất động sản, rất cần được Nhà nước, Chính phủ tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế pháp luật - hành chính và kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, công bằng, lành mạnh, để thị trường bất động sản phục hồi điều này sẽ kéo theo sự phục hồi của nhiều ngành kinh tế. Thị trường bất động sản sẽ phục hồi mạnh mẽ khi điểm nghẽn pháp lý được tháo gỡ.
“Những năm qua, đã có hàng trăm dự án nhà ở bị ách tắc thủ tục đầu tư xây dựng, do dự án có quỹ đất hỗn hợp, hoặc có sử dụng đất công thuộc diện rà soát, kiểm tra, thanh tra, thậm chí, có dự án không vướng mà vẫn bị kéo dài thời gian thủ tục hành chính. Điều này có nguyên nhân bắt nguồn từ điểm nghẽn thể chế pháp luật, dẫn đến hệ quả chưa xây dựng được quy trình thủ tục hành chính chuẩn mực, hợp lý, làm phát sinh tiêu cực” - ông Lê Hoàng Châu cho biết.
HoREA đã đề nghị Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét “Đề án sửa đổi Luật Đất đai 2013”, đồng thời, đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; Luật Quy hoạch đô thị; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Du lịch; Bộ luật Dân sự; Luật Đấu thầu; Luật Đấu giá tài sản, để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ và liên thông của hệ thống pháp luật, qua đó tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc còn lại, để thị trường bất động sản thực sự phát triển theo hướng minh bạch, lành mạnh, ổn định và bền vững./.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất cho vay
Đại biểu Quốc hội đề xuất áp thuế suất ưu đãi cho cơ quan báo chí
Giá vàng thế giới ngày 28/11: Phục hồi sau chuỗi ngày giảm sâu
Giá ngoại tệ ngày 28/11/2024: USD chững lại tại một số ngân hàng thương mại lớn
Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC GAB bị xử phạt
Giá nông sản ngày 28/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh