Doanh nghiệp có đầu tư, dám nhìn thẳng vào vấn đề sẽ phát triển nhanh sau khi dịch khống chế
Hiện thực hóa kỳ vọng vào EVFTA sẽ phụ thuộc vào chính bản thân của doanh nghiệp / Tăng đầu ra cho nông sản trên nền tảng ứng dụng công nghệ
Đó là ý kiến của các lãnh đạo doanh nghiệp (DN) trong chương trình cafe doanh nhân vừa được tổ chức tại TP.HCM.
Sức ép về cạnh tranh, thanh lọc ngày càng gia tăng cộng thêm cú sốc về kinh tế do “cú đánh bồi” Covid-19 gây ra đã khiến cho nhiều doanh nghiệp “chao đảo”. Doanh nghiệp trong các nhóm ngành bị ảnh hưởng trực tiếp như du lịch, hàng không, nhà hàng, khách sạn, giáo dục,… đã rơi vào tình trạng “ngủ đông” trong thời gian vừa qua.
Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến doanh thu của các doanh nghiệp bị sụt giảm mạnh, thậm chí thua lỗ. Các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư bị ngưng trệ, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các quý, năm tiếp theo. Nhiều doanh nghiệp đã phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp sản xuất, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến doanh thu của các doanh nghiệp bị sụt giảm mạnh, thậm chí thua lỗ.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 8 tháng đầu năm 2020 có 34.300 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 24.200 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, 10.400 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể và 30.600 doanh nghiệp không hoạt động, tất cả đều tăng cao so với cuối năm 2019.
Trong số 10.400 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy; công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng; khoa học, công nghệ, kinh doanh bất động sản; dịch vụ lưu trú và ăn uống,...
Có thể thấy, dịch Covid-19 đang tác động mạnh tới hoạt động sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp lại cho rằng, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng đây cũng là dịp để các doanh nghiệp tự làm mới mình, tìm ra những hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường để tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn, bởi rủi ro luôn song hành cùng cơ hội.
Các doanh nghiệp nhạy bén sẽ chuyển trạng thái từ “đóng băng” sang nắm bắt ngay những thời cơ mới để phát triển. Đâylà cơ sở thúc đẩy việc nâng cao năng lực của nền kinh tế, làm tiền đề cho một sự phát triển bền vững hơn.
Bà Trần Thị Lệ - Tổng giám đốc Công ty Nutifood cho biết, trong thời gian xảy ra dịch Covid-19, công ty đã bố trí nhân viên làm việc nhằm thích ứng với tình hình dịch bệnh là 50% nhân viên làm việc tại nhà, 50% nhân viên làm việc ở văn phòng. Đồng thời, tập trung nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới và tung ra thị trường.
“Covid-19 là một thử thách lớn bất ngờ mà không ai mong muốn, nhưng cũng chính là phép thử đối với năng lực quản trị của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có sự đầu tư về chiến lược phát triển, dám nhìn thẳng vào vấn đề sẽ thấy đây là cơ hội tốt để hoàn chỉnh quy trình vận hành doanh nghiệp, sắp xếp lại bộ máy nhân sự, từ đó tạo đà để tăng trưởng nhanh hơn ngay khi dịch Covid-19 được khống chế”, bà Lệ chia sẻ.
Chủ tịch tập đoàn Liên Thái Bình Dương - Johnathan Hạnh Nguyễn (vị trí thứ 2 từ phải sang) chia sẻ.
Tương tự, Chủ tịch tập đoàn Liên Thái Bình Dương - Johnathan Hạnh Nguyễn cho rằng, thực tế hiện nay là nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cao cấp, có thương hiệu tại Việt Nam rất lớn, bởi số lượng những người có thu nhập cao ngày càng tăng.
Trước khi có dịch Covid-19, những khách hàng này thường chọn du lịch kết hợp mua sắm tại các trung tâm mua sắm ở nước ngoài như Singappore, Hồng Kông (Trung Quốc), thậm chí sang tận châu Âu để săn hàng hiệu.
Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 xảy ra hoạt động du lịch, vận chuyển hàng không bị gián đoạn thì những khách hàng này có xu hướng tìm kiếm sản phẩm được phân phối tại Việt Nam. Nhận thấy đây là cơ hội để thu hút khách hàng, các công ty phân phối của tập đoàn Liên Thái Bình Dương đã tập trung tiếp cận thông qua hình thức online, đẩy mạnh dịch vụ phục vụ khách hàng tận nơi.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết thêm, tập đoàn cũng thực hiện sắp xếp, cân đối lại hoạt động kinh doanh, điều động đội ngũ nhân viên từ khu vực dịch vụ cho khách nước ngoài sang khu vực nội địa. Nhờ đó, giải quyết được cả vấn đề khách hàng và việc làm, thu nhập cho nhân viên trong giai đoạn khó khăn.
Đối với tập đoàn Hưng Thịnh, bí quyết vượt qua khủng hoảng được ông Nguyễn Đình Trung – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc tập đoàn chia sẻ là nhờ yếu tố con người và chuyển đổi số.
“Chúng tôi đã triển khai làm việc trực tuyến từ hai năm nay và nó trở thành giải pháp hữu hiệu giúp Hưng Thịnh vượt qua tác động của Covid-19. Chuyển đổi số giúp chúng tôi chủ động về nhiều thứ và cũng giúp chúng tôi vươn lên tạo dựng platform bất động sản công nghệ hàng đầu. Với tôi, hợp tác kinh doanh không chỉ có win – win hay win – win – win.
Theo tôi, để kinh doanh thành công cần 4 chữ win: chúng ta thắng, đối tác thắng, khách hàng thắng và nhân viên chúng ta cũng phải thắng. Từ trước đến nay, chúng tôi luôn đề cao yếu tố con người, yếu tố quan trọng nhất để thành công. Nhờ vậy, anh chị em nhân viên vẫn đồng lòng hướng về phía trước”, ông Trung chia sẻ.
Các chuyên gia kinh tế cho hay, hai đợt bùng phát dịch Covid-19 là đòn giáng mạnh và là phép thử cho năng lực quản trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thách thức luôn có những cơ hội cho doanh nghiệp chủ động ứng phó và có chiến lược linh hoạt.
Thực tế cho thấy, trong khi nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về cả nguồn cung lẫn đầu ra thì vẫn có những doanh nghiệp tận dụng cơ hội để khai thác các khoảng trống thị trường do sự đứt gãy chuỗi cung ứng hoặc thay đổi thói quen tiêu dùng tạo ra.
Một số doanh nghiệp khác lại tận dụng thời gian này để tập trung tái cấu trúc hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc chuyển đổi phương thức làm việc, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số để gia tăng năng suất làm việc, cắt giảm chi phí, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho việc đón đầu cơ hội kinh doanh ngay khi dịch bệnh được khống chế.
Có thể nói, sau dịch Covid-19, khả năng ứng phó với các khủng hoảng của doanh nghiệp Việt Nam đã tăng lên một bậc, năng lực quản trị và hiệu quả sử dụng nguồn vốn được cải thiện rõ nét. Đó sẽ là nền móng vững chắc để doanh nghiệp tận dụng tốt cơ hội, tạo sự tăng trưởng đột phá thời kỳ hậu Covid-19.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025