Tăng đầu ra cho nông sản trên nền tảng ứng dụng công nghệ
Hưng Yên: Phát hiện kho hàng chứa 80 tấn vải cuộn không rõ nguồn gốc xuất xứ / Tăng đầu ra cho nông sản trên nền tảng ứng dụng công nghệ
Từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội trên toàn cầu. Không ngoại lệ, dịch Covid-19 đã khiến nông sản Việt vướng nhiều phen lao đao do còn phụ thuộc lớn vào thị trường xuất khẩu.
Hoạt động xuất, nhập khẩu nông sản sang các thị trường lớn như: Trung Quốc, Mỹ, Nhật và các thị trường trong khu vực bị gián đoạn bởi những hạn chế về giao thương hàng hóa.
Cùng với tác động của dịch Covid-19, nạn hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng tại đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ nông dân mà nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp cũng rơi vào tình cảnh “điêu đứng”. Trong đó, hơn 270 doanh nghiệp buộc phải tạm ngừng hoạt động ở giai đoạn đầu năm 2020.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp, năm 2019, Việt Nam lập kỳ tích xuất khẩu nông – lâm – thủy sản đạt gần 42 tỷ USD. Nhưng năm nay, các chuyên gia dự báo giảm đáng kể, còn khoảng 37 – 38 tỷ USD. Tại báo cáo đánh giá về tác động của Covid-19 lên các ngành kinh tế Việt Nam của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, trong quý I/2020, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm sản giảm 4,5%; thủy sản giảm 11,2% so với cùng kỳ; nhiều mặt hàng giảm mạnh như cao su, rau quả, cà phê…
Dịch Covid-19 đã khiến nông sản Việt vướng nhiều phen lao đao do còn phụ thuộc lớn vào thị trường xuất khẩu.
Không thể tiếp diễn cảnh “mất bò mới lo làm chuồng”, chỉ còn cách chủ động tìm phương án giải quyết tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước mới có thể đẩy lùi những rủi ro kinh tế nông nghiệp mà bà con nông dân đang phải gánh chịu.
Vì lẽ đó, ngày ngày 25/9, Công ty Cổ phần Foodnetwork, Công ty TNHH Grab, Hiệp hội thực phẩm minh bạch AFT đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra mắt chương trình “Ủng hộ nông dân – Chung tay vì nông sản Việt” đã ra đời nhằm giải quyết cấp bách vấn đề tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước.
Tham dự chương trình có nhiều đơn vị doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, logistics, siêu thị, sản xuất thực phẩm… đặc biệt có hơn 20 Liên minh Hợp tác xã, Hợp tác xã nông nghiệp và các nông dân, chủ trang trại từ 17 tỉnh thành trong cả nước.
Ông Nguyễn Tuấn Khởi – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Food Network cho biết, Việt Nam được biết đến là 1 quốc gia có thế mạnh về kinh tế nông nghiệp, với nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, thổ nhưỡng từ đó tạo ra rất nhiều nông sản chất lượng, đa dạng về chủng loại.
Theo ông Khởi, trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, các ban ngành cùng sự chung sức, vượt khó, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp… toàn ngành nông nghiệp đã nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức, đóng góp quan trọng vào công cuộc đổi mới Đất nước, đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới và có bước phát triển toàn diện. Từ đó, thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn được nâng cao, số hộ nghèo giảm nhanh.
Ông Nguyễn Tuấn Khởi – Chủ tịch HĐQT Cty CP Food Network cho biết,việc đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho thị trường nội địa và chung tay vì nông sản Việt là giải pháp để. duy trì và giữ lợi thế cạnh tranh trong kinh tế nông nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, ngành nông nghiệp nước ta vẫn đối mặt với nhiều khó khăn. Cụ thể, mặc dù đã khắc phục nhiều hạn chế, yếu kém nội tại của nền sản xuất nhỏ trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cao của sản xuất hàng hóa lớn, khiến ngành nông nghiệp khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Ngoài ra, sự minh bạch về quy trình sản xuất, xuất khẩu nông sản đã làm nông sản Việt Nam bị giới hạn trên con đường xây dựng vị thế cho riêng mình. Cùng với đó, dịch Covid-19 cũng để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng, trong đó việc giao thương quốc tế, xuất khẩu nông sản bị ảnh hưởng rất lớn.
“Do đó, việc đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho thị trường nội địa và chung tay vì nông sản Việt là giải pháp trọng yếu để duy trì và giữ lợi thế cạnh tranh trong kinh tế nông nghiệp, đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập Hiệp định EVFTA – nơi mà nhiều loại hàng hóa nông sản ngoại có thể cạnh tranh trực tiếp ngay tại thị trường trong nước. Chương trình “Ủng hộ nông dân - Chung tay vì nông sản Việt” nhằm hỗ trợ nông dân, người tiêu dùng từ thiết lập vùng sản xuất an toàn đến quá trình tiêu thụ khép kín”, ông Khởi cho hay.
Theo Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Food Network, các hoạt động trọng tâm của chương trình bao gồm: Ngày hội “Yêu nông sản Việt” được tổ chức định kỳ tại các đô thị lớn; Tuần lễ đặc sản nông sản được tổ chức tại các địa phương, đào tạo nông dân, tiểu thương bán nông sản trực tuyến thông qua các cửa hàng “Nông sản Việt giá vườn” trên nền tảng GrabMart của ứng dụng Grab.
Bên cạnh đó, thành lập các tổ hợp tác xã và mô hình thanh niên khởi nghiệp nông nghiệp, chuỗi các hội thảo “Hỗ trợ nông dân sản xuất và tiêu thụ nông sản minh bạch”; cuộc thi ảnh “Tôi yêu nông sản Việt” nhằm thu hút và lan tỏa tình yêu nông sản Việt trên mọi miền tổ quốc.
Đại diện Công ty TNHH Grabcho biết, việckết nối thực phẩm trên nền tảng công nghệ nhằm thuận tiện, giảm chi phí trong quá trình đưa nông sản đến người tiêu dùng.
Là doanh nghiệp kết nối thực phẩm trên nền tảng công nghệ nhằm đưa nông sản đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng, đại diện điều hành Công ty TNHH Grab cho biết, thông qua dịch vụ GrabMart trên nền tảng siêu ứng dụng Grab và nền tảng kết nối thực phẩm Foodconnect.vn mô hình tiêu thụ nông sản trực tuyến bằng công nghệ sẽ là điểm mấu chốt giúp khắc phục các điểm yếu trong phân phối thực phẩm nông nghiệp.
Theo đại diện điều hành Công ty TNHH Grab, khâu trung gian được cắt giảm sẽ giúp người tiêu dùng có thể sử dụng được những sản phẩm chất lượng với giá cả tiết kiệm. Người nông dân cũng sẽ thu được lợi nhuận cao hơn khi họ có thể đưa sản phẩm của mình đến trực tiếp cho khách hàng một cách minh bạch, cả về giá lẫn chất lượng.
Thống kê cho thấy, từ khi bắt đầu phát triển kết nối thực phẩm nền tảng công nghệ đến nay đã thu hút hơn 1.000 nông dân tham gia, nhiều hợp tác xã liên kết vào hệ sinh thái nông sản. Bằng việc kết nối qua FoodConnect, nông sản Việt sẽ đến tay người tiêu dùng Việt một cách nhanh chóng, đồng thời chất lượng nông sản được cập nhật từng ngày qua ứng dụng cho đến tay người dùng, từ đó giúp nâng cao giá trị chất lượng nông sản, tạo niềm tin cho khách hàng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi bị xử phạt
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ