Doanh nghiệp, người dân "lao đao" khi xăng dầu tăng giá
Mỹ áp thuế chống bán phá giá mật ong: Cần theo quy định để không gây thiệt hại vô lý cho Việt Nam / Không có tình trạng găm hàng tại đại lý của NSH Petro ở Sóc Trăng
Hiện tại, xăng RON 95 có giá hơn 25.300 đồng/lít, đây là mức giá cao kỷ lục trong vòng 8 năm qua. Việc giá xăng, dầu tăng cao đã và đang gây tác động lớn đối với nhiều ngành, lĩnh lực, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Người dân đổ xăng với mức giá mới từ ngày 11/2.
Theo ghi nhận tại tỉnh Cà Mau, ngành vận tải hành khách là một trong những lĩnh vực đang chịu tác động lớn từ việc giá xăng, dầu tăng. Từ năm ngoái, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách đã gặp khó, có lúc phải ngừng hoạt động do ảnh hưởng dịch COVID-19. Khi hoạt động trở lại chưa được bao lâu, lượng hành khách chưa phục hồi thì lại chịu ảnh hưởng từ giá xăng dầu. Ông Hà Văn Khởi - Quản lý Công ty xe khách Tuấn Hiệp cho biết: “Thời điểm này, công ty đã đưa vào hoạt động hàng chục xe chở khách, kể cả xe buýt, nhưng chạy là lỗ mà vẫn phải duy trì hoạt động, bởi nếu không chạy thì người dân sẽ gặp khó khăn trong đi lại và vận chuyển hàng hóa. Hiện tại, xe buýt có hai tuyến chạy là: Cà Mau - Ngã Năm và Cà Mau - Sông Đốc, nhưng không mang hiệu quả bởi vì chạy là lỗ”.
Đến ngày 18/2, Công ty Cổ phần xe khách Phương Trang chi nhánh Cà Mau vẫn đang duy trì giá cước cũ dù giá xăng tăng.
Cũng gặp không ít khó khăn khi giá xăng dầu liên tục tăng, Ông Nguyễn Thanh Liêm - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần xe khách Phương Trang chi nhánh Cà Mau cho biết: “Đến thời điểm hiện tại, dù xăng dầu đã tăng giá nhưng công ty chưa có ý định điều chỉnh giá cước, bởi công ty vẫn còn đang thực hiện chương trình “Trả ơn đất nước, đóng góp cộng đồng”. Tuy nhiên, thời gian tới nếu giá xăng dầu tiếp tục tăng, tùy theo thời gian tăng ngắn hay dài thì công ty sẽ có điều chỉnh giá cước cho hợp lý, bảo đảm vừa duy trì hoạt động, vừa phục vụ bà con miền Tây.”
Ngư dân Sông Đốc, tỉnh Cà Mau gặp khó khăn khi giá xăng dầu tăng cao.
Cà Mau là tỉnh ven biển với đội tàu khai thác thủy sản khoảng 5.000 chiếc. Việc giá xăng, dầu tăng cao đã khiến chi phí cho mỗi chuyến biển của ngư dân đội lên nhiều lần. Giá xăng dầu càng tăng thì giá các mặt hàng thủy sản càng thấp, do chi phí vận chuyển tăng cao nên thương lái thu mua thủy sản phải giảm giá để bù lỗ vào khoản chi phí này.
“Dầu tăng giá, hiện tại đã gần 20 ngàn đồng/lít rồi, tháng vừa rồi, chạy đã lỗ phí và tiền nhân công các thứ, trong khi giá cả, hàng hóa đánh bắt không tăng được bao nhiêu. Khó khăn nếu kéo dài thì chắc phải đậu ghe”. Ông Diệp Hồng Kỳ, ngư dân thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, chia sẻ.
Bên cạnh những ngành, lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh chịu tác động trực tiếp thì cũng có nhiều ngành nghề như du lịch, dịch vụ, lĩnh vực đang chịu tác động gián tiếp từ việc giá xăng, dầu được điều chỉnh tăng. Ngoài ra, giá xăng dầu tăng cũng khiến giá cả nhiều loại hàng hóa, dịch vụ tăng theo. Hiện tại, nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhiều điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã thiết lập bảng giá mới.
Doanh nghiệp, người dân có lẽ sẽ càng "lao đao" hơn khi giá xăng dầu được dự báo tiếp tục có thể tăng mạnh vào 21/2. Theo lãnh đạo một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cho biết, ở kỳ điều hành vào ngày 21/2, giá xăng có thể tăng quanh mức 1.000 - 1.100 đồng/lít, còn dầu từ 800 - 900 đồng/lít.
Nếu đúng như dự báo, giá các mặt hàng xăng trong nước sẽ có lần tăng thứ 5 liên tiếp và là đợt tăng thứ 4 trong năm 2022. Hiện giá xăng trong nước đang ở mức cao nhất trong 8 năm qua.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt kỷ lục
Ngành bia và đồ uống đóng góp gần 60 ngàn tỷ đồng vào ngân sách mỗi năm
Giá nông sản ngày 26/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Giá heo hơi ngày 26/11/2024: Thị trường miền Nam giảm nhẹ
Tỷ giá ngoại tệ ngày 26/11/2024: USD tăng nhẹ