Thị trường

Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 đạt 3,8%

Đây là nội dung trong "Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý II và 6 tháng đầu năm 2020" do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thực hiện.

TP.HCM: Nhiều tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch y tế / Xuất khẩu rau quả sang Thái Lan tăng ấn tượng

Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 đạt 3,8%. Ảnh minh họa.

Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 đạt 3,8%. Ảnh minh họa.

Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) vừa công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý II và 6 tháng năm 2020, nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 lên 3,8% đối với kịch bản cơ sở (nhiều khả năng) và 2,2% với kịch bản bất lợi (ít khả năng).

Trong kịch bản thứ nhất, bệnh dịch không tái phát và hoạt động kinh tế nội địa dần trở lại bình thường, song bệnh dịch tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều trung tâm kinh tế - tài chính quan trọng trên thế giới sẽ tác động đến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam cũng như du lịch, lưu trú tại Việt Nam. Bên cạnh đó, mức độ tác động của COVID-19 lên các ngành nông lâm ngư nghiệp, sản xuất chế biến chế tạo và các ngành trong khu vực dịch vụ sẽ nghiêm trọng hơn... Và do vậy, tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 3,8%.

Còn theo kịch bản thứ hai, bệnh dịch trong nước vẫn được khống chế nhưng bệnh dịch ở nhiều trung tâm kinh tế - tài chính quan trọng trên thế giới tái bùng phát mạnh. Các nước trên thế giới phải kéo dài thời gian phong tỏa sang quý IV, dẫn đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng và không có khả năng hồi phục trong năm 2020, kéo theo đó là sản xuất trong nước tăng trưởng yếu và các ngành phục vụ công nghiệp có khả năng bị thu hẹp… Ở kịch bản này, tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 2,2%.

Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 đạt 3,8% - Ảnh 1.

Họp báo công bố “Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý II và sáu tháng đầu năm 2020” do VEPR thực hiện. (Ảnh: TTXVN)

 

Trong bối cảnh đó, báo cáo đã đưa ra một số kiến nghị chính sách cụ thể như Việt Nam cần chủ động cắt giảm các chi phí bắt buộc như phí và hoãn, giảm thuế đối với doanh nghiệp có giá trị kích thích và hỗ trợ kinh tế hiệu quả hơn so với cứu trợ hoặc tài trợ trực tiếp.

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng cần có sự phân loại và tập trung hơn. Việc khoanh, ngưng hoặc miễn giảm các chi phí tài chính như lãi vay và tiền thuê đất nên được áp dụng đối với nhóm doanh nghiệp phải dừng hoạt động.

Mặt khác, các chính sách hoãn đóng bảo hiểm xã hội, giảm tiền thuê đất, giảm lãi vay và khoanh nợ, giãn thu thuế VAT nên được thực hiện với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng tiêu cực nhưng còn hoạt động.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm