Dữ liệu truy xuất nguồn gốc nông sản phân tán gây khó cho tiêu thụ
DNVN - Theo ông Bùi Bá Chính - Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Mã số mã vạch quốc gia, dữ liệu truy xuất nguồn gốc (TXNG) hiện nay không tập trung gây khó khăn cho công tác quản lý. Việc phân tán, chưa kết nối thành chuỗi khiến việc hỗ trợ xúc tiến thương mại đầu ra và hỗ trợ minh bạch thông tin sản phẩm không thuận lợi
Xăng dầu đồng loạt quay đầu giảm giá sau chuỗi ngày tăng mạnh / Làm mới sản phẩm du lịch là mục tiêu quan trọng của Đà Nẵng
Dữ liệu truy xuất nguồn gốc chưa kết nối thành chuỗi
Gần đây, câu chuyện nâng cao giá trị cho nông sản Việt Nam, trong đó có vai trò của TXNG được nhắc đến nhiều hơn. Việc áp dụng các giải pháp, công nghệ tiên tiến trong sản xuất và toàn bộ chuỗi cung ứng được xem là chìa khóa để nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp doanh nghiệp bứt phá trong bối cảnh thị trường đầy biến động như hiện nay.
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa họa và Công nghệ Lê Xuân Định, TXNG là giải pháp thúc đẩy việc tiêu thụ nông sản.
Tại hội thảo “Truy xuất nguồn gốc - Ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt” do Đoàn thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Đoàn thanh niên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Đoàn thanh niên Bộ Công thương tổ chức chiều 22/3, Thứ trưởng Bộ Khoa họa và Công nghệ Lê Xuân Định khẳng định: TXNG là giải pháp thúc đẩy việc tiêu thụ nông sản của bà con nông dân bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho người nông dân, hợp tác xã, người tiêu dùng. Đồng thời góp phần gia tăng giá trị của nông sản của các địa phương, góp phần thiết thực tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong giai đoạn mới.
Tuy nhiên, đánh giá về hiện trạng dữ liệu TXNG, ông Bùi Bá Chính - Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Mã số mã vạch quốc gia (Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng) cho biết, dữ liệu TXNG hiện nay không tập trung, mỗi doanh nghiệp (DN) cung cấp giải pháp lưu trữ cơ sở dữ liệu riêng, từ đó gây khó khăn cho công tác quản lý.
Ông Bùi Bá Chính cho rằng, dữ liệu TXNG hiện nay không tập trung gây khó cho đầu ra tiêu thụ nông sản.
"Việc phân tán, chưa kết nối thành chuỗi khiến việc hỗ trợ xúc tiến thương mại đầu ra và hỗ trợ minh bạch thông tin sản phẩm gặp nhiều khó khăn", ông Chính nói.
Thêm vào đó, thông tin TXNG không đáp ứng các nguyên tắc TXNG. Đó là không đủ các bên tham gia chuỗi cung ứng, không đủ phần tử dữ liệu chính, thông tin không chính xác. Người dùng có thể phải cài đặt cùng lúc nhiều phần do đơn vị cung cấp chỉ cho phép dùng phần mềm nội dung nội bộ được thông tin. Chưa có chế tài xử lý vi phạm về TXNG.
Đề cập sâu tới lĩnh vực TXNG nông sản, ông Phan Việt Hoàn - Tổng Giám Công ty CP Cung ứng thực phẩm sạch Freshdi cho rằng, mô hình phân phối chuỗi cung ứng nông sản phức tạp với nhiều khâu trung gian, từ đó giá thành bị đẩy lên cao. Giá trị sản phẩm thấp bởi mới chú trọng về lượng, tỷ trọng hàng hóa chế biến sâu và giá trị gia tăng chưa cao.
Trong khi đó, thị trường hạn chế bởi còn thiếu hoạt động mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới; nguồn giá cả thiếu minh bạch, cập nhật. Các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chưa rõ ràng, thiếu thông tin. Phát triển hình ảnh, thương hiệu DN, sản phẩm chưa được quan tâm. Thiếu cơ chế, kênh tiếp nhận phản hồi của khách hàng hiệu quả.
"Những hạn chế trên khiến 40% lượng hư hao diễn ra trong suốt quá trình cung ứng từ nông trại đến tay người tiêu dùng. Do vậy, giá thành đến tay khách hàng trung bình tăng từ 3 lần so với từ nông trại. Giá cả bị đội lên cao do qua hệ thống phân phối nhiều lớp và tỷ lệ tổn thất ở mức quá cao", Tổng Giám Công ty CP Cung ứng thực phẩm sạch Freshdi nhìn nhận.
Ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc
Theo ông Phan Việt Hoàn, với mong muốn có thể tham gia đóng góp sức lực giải quyết một phần hiện trạng chuỗi cung ứng nông sản Việt hiện nay, đội ngũ nhân sự trẻ của Freshdi đã xây dựng ứng dụng có khả năng giúp tăng giá trị sản phẩm, bảo vệ thương hiệu DN thông qua truy xuất xác thực nguồn gốc thực phẩm.
"Chúng tôi sẽ giúp "mở khóa" từng phần trong chuỗi cung ứng nông sản từ lúc sản xuất là xác thực nguồn gốc sản phẩm cho đến xác thực tất cả các đơn vị trong chuỗi cung ứng và kết nối các kênh tiêu thụ. Giải pháp của chúng tôi giúp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ", ông Hoàn thông tin.
Nhấn mạnh việc ứng dụng công nghệ Blockchain cho TXNG để vận hành đơn giản, dễ hiểu, ông Hoàn cho hay, công nghệ này giúp gia tăng giá trị sản phẩm và bảo vệ thương hiệu bằng cách công khai, minh bạch hành trình sản xuất, đảm bảo thông tin tin cậy và không bị sửa xóa.
Khi hành trình sản phẩm được lưu trữ từng bước, doanh nghiệp có cơ hội kể câu chuyện về sản phẩm của mình một cách đơn giản, và khách hàng cũng rất dễ dàng truy cập, tìm kiếm và xác định thông tin về sản phẩm.
"Khi muốn minh bạch thông tin về đơn vị sản xuất sản phẩm hoặc muốn minh bạch về lô sản xuất, hay muốn minh bạch trên nền tảng Blockchain để tiệm cận với tiêu chuẩn, quy chuẩn toàn cầu, chúng tôi với vai trò là nền tảng về công nghệ luôn mong muốn hỗ trợ về công nghệ, tư vấn và tạo ra giải pháp tốt nhất, giúp kết nối giữa người sản xuất và người mua một cách thành công", ông Hoàn chia sẻ.
Đảm bảo kết nối hệ thống truy xuất nguồn gốc quốc gia
Theo sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ KH&CN đã xây dựng kế hoạch và triển khai các nội dung của Đề án triển khai áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc, trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng Cổng thông tin truy xuất sản phẩm hàng hóa Quốc gia, đảm bảo kết nối hệ thống truy xuất nguồn gốc để số hóa chuỗi giá trị các sản phẩm hàng hóa, trong đó có các sản phẩm nông sản.
Nhấn mạnh vai trò của cổng thông tin TXNG quốc gia, ông Bùi Bá Chính cho biết: Ngoài việc xây dựng các tiêu chuẩn, các hành lang pháp lý như thông tin, nghị định, Cổng thông tin này đảm bảo vai trò kết nối hai chiều giữa các bộ đối với các sản phẩm nông sản, thuốc chữa bệnh, những sản phẩm mà Chính phủ có yêu cầu ưu tiên TXNG. Ngoài kết nối với các bộ, ngành, cổng thông tin này còn kết nối với các hệ thống TXNG của các địa phương, DN, tổ chức, các đơn vị giải pháp, cũng như các hệ thống, ứng dụng của Bộ KHCN...
Theo ông Chính, muốn kết nối được phải chuẩn hóa cả hệ thống và đưa ra một tiêu chuẩn chung nhất đảm bảo chia sẻ dữ liệu theo thời gian thực, tự động cập nhật các thông tin, check chéo lẫn nhau để đảm bảo thông tin sau này minh bạch và được kiểm tra đầy đủ.
Cũng theo ông Chính, mục tiêu cuối cùng là người tiêu dùng. Do đó, việc kết nối, chia sẻ, minh bạch thông tin của cơ quan quản lý Nhà nước, DN cũng như các đơn vị cung cấp giải pháp xây dựng hệ sinh thái trên nền tảng TXNG để đảm bảo quyền lợi của NTD là thực sự cần thiết.
Trong đó, DN TXNG góp phần chuyển đổi số. Trên thực tế việc số hóa tất cả các quy trình để nhằm tối ưu hiệu quả, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; nâng cao vị thế, thương hiệu của doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin của doanh nghiệp với khách hàng, người tiêu dùng.
Với cơ quan quản lý, cơ sở dữ liệu liệu phải cập nhật và bổ sung theo thời gian thực giúp thống kê, báo cáo chính xác và phục vụ hiệu quả cho việc thực thi chiến lược chính sách, xây dựng kế hoạch sát với thực tế.
Thu An
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025
Cột tin quảng cáo