EVFTA không phải là con đường trải đầy "hoa hồng"
Tham vấn báo cáo nghiên cứu Luật mẫu UNCITRAL liên quan đến công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài / 5 tháng có 18 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD
Ngành gỗ tận dụng cơ hội từEVFTA
Quốc hội đã chính thức thông qua Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) và dự kiến sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 8. Ngành gỗ và lâm sản Việt Nam có một thuận lợi là sau 6 năm đàm phán, Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) đã được Việt Nam và Liên minh châu Âu ký kết vào tháng 10/2018.
Việc đẩy nhanh việc thực thi hiệp định này để có thể tiếp cận bền vững thị trường 28 nước châu Âu với những ưu đãi từ EVFTA đã được đặt ra trong cuộc họp giữa Bộ NN-PTNT với phái đoàn Liên minh châu Âu được tổ chức chiều 16/6 tại Hà Nội.
Cập nhật công việc hai bên tại phiên họp lần thứ 2 này, phía EU đánh giá cao những nỗ lực và chủ động của Việt Nam. Bên cạnh hoàn thiện hệ thống chính sách, Luật Lâm nghiệp, hiện đã có 17 tỉnh lập kế hoạch triển khai Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản, trong đó điểm mấu chốt là đảm bảo nguồn gốc gỗ hợp pháp.
Gỗ ngoài trời là sản phẩm chính Việt Nam xuất khẩu sang EU với tỷ trọng chiếm từ 13-17% tổng kim ngạch thương mại đồ gỗ. Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản gắn với EVFTA là một cơ hội lớn cho Việt Nam để thay đổi con số này.
5 tháng đầu năm xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam đạt 4,1 tỷ USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, theo Bộ NN&PTNT, cơ hội từ EVFTA sẽ giúp ngành gỗ có thể hoàn thành mục tiêu của cả năm nay là 12,5 tỷ USD.
EVFTA không phải là con đường trải đầy... hoa hồng
EU với khoảng 500 triệu dân có những tiêu chuẩn rất cao trong tiêu dùng. Khi họ mua một sản phẩm không chỉ đơn thuần là vì chất lượng tốt mà còn bởi khi mua sản phẩm đó họ sẽ đóng góp gì cho xã hội và cộng đồng? Chính vì vậy, Bộ NN&PTNT cho rằng EVFTA không phải là con đường trải đầy hoa hồng.
Cơ hội cho nông sản Việt Nam sang châu Âu rất rộng mở nhưng cũng đầy thách thức (Ảnh minh họa)
Từ vài năm nay, quả chanh leo tươi trở thành một mặt hàng được châu Âu ưa chuộng. Để có mặt ở thị trường này, chanh leo phải trồng theo chuẩn Global Gap, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật theo ngưỡng quy định của châu Âu và đặc biệt là phải truy xuất được nguồn gốc xuất xứ trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm.
Mới đây, một nghiên cứu về những yếu tố tác động tới người tiêu dùng khi chọn mua hải sản được thực hiện tại Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Italy cho thấy, trước một sản phẩm được gắn nhãn nêu rõ nguồn gốc và cách thức đánh bắt, người châu Âu ít do dự hơn, thậm chí sẵn sàng mua với giá cao hơn.
Nhìn từ thẻ vàng thủy sản châu Âu đang gia hạn cho Việt Nam có thể thấy sử dụng lao động hợp pháp, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cũng là những nguyên tắc thị trường châu Âu đặt ra với hàng nông sản. Để đáp ứng các yêu cầu này, phải quản lý theo chuỗi từ sản xuất, chế biến đến làm thương hiệu và xuất khẩu.
Một trong những tiêu chuẩn tự nguyện bổ sung châu Âu đặt ra là sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ. Các loại nông sản hữu cơ dù giá cao hơn nhưng lại được người tiêu dùng châu Âu ưa chuộng bởi đó là những sản phẩm thân thiện với môi trường và tốt cho sức khỏe.
Cơ hội cho nông sản Việt Nam sang châu Âu rất rộng mở nhưng cũng đầy thách thức. EVFTA là cơ hội để ngành nông nghiệp Việt Nam đẩy mạnh tái cơ cấu theo hướng tăng chất lượng để đạt giá trị cao hơn và phát triển bền vững hơn.
Những lưu ý khi xuất khẩu nông sản vào châu Âu
Mỗi năm EU chi khoảng 150 tỷ USD để nhập khẩu nông sản. Trong khi giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU mới trên 5 tỷ USD. Điều này cho thấy, khi EVFTA có hiệu lực, nông sản Việt còn rất nhiều dư địa để phát triển. Tuy nhiên, thị trường châu Âu có những tiêu chuẩn kỹ thuật riêng cần phải rất chú ý để vượt qua.
Những khuyến nghị sau sẽ là gợi ý để các doanh nghiệp và nông dân Việt Nam không còn bỡ ngỡ khi đưa hàng sang thị trường này.
Một lãnh đạo ngành nông nghiệp đã chia sẻ, nếu ví EVFTA là con đường cao tốc thì với ngành nông nghiệp đó là con đường rất dài. Chúng ta không thể đi xe công nông trên con đường này mà phải có những cỗ xe tốt, mà cụ thể đó là sự vào cuộc kịp thời và chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị với cộng đồng nông dân và doanh nghiệp. Có như vậy ngành nông nghiệp mới có thể tận dụng tốt nhưng ưu đãi mà EVFTA mang lại và đem lại thu nhập tốt hơn cho người nông dân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh