Giá cá tra chìm nổi vì tâm lý "ăn xổi"
Quốc hội đang chú ý đặc biệt đến doanh nghiệp nợ thuế / Bảng giá sữa Glico tháng 3/2019
Các con số trên báo Sài Gòn giải phóng cho thấy sự chìm nổi bất thường của giá cá tra mà nguyên nhân sâu xa, theo Thời báo Kinh doanh là do tâm lý "ăn xổi" của người dân, mở rộng diện tích nuôi ồ ạt khi thấy giá lên rồi sau đó không kịp trở tay khi rớt giá.
Năm 2018 là năm xuất khẩu cá tra cao kỷ lục, khiến nhiều bà con đổ xô đào ao nuôi cá, không theo quy hoạch. Hậu quả là đến nay giá rớt khi thị trường Mỹ giảm nhập khẩu do tồn kho nhiều trong khi thị trường Trung Quốc mua chậm.
Bất ổn từ thị trường thu mua cũng từng được cảnh báo trên báo Tiền phong. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam VASEP cho biết, gần đây, phía Trung Quốc có thay đổi liên quan đến đơn vị kiểm nghiệm, kiểm dịch, gây ảnh hưởng đến xuất khẩu cá tra sang thị trường này.
Trong khi quy định dư lượng photphat trong cá tra của châu Âu là không vượt quá 4%, phía Trung Quốc khi kiểm tra sản phẩm cá tra Việt Nam lại nhận định sản phẩm có dư lượng, không đạt tiêu chuẩn của nước họ.
Ngoài ra, cũng theo VASEP, hiện nhiều DN của Trung Quốc lợi dụng chính sách nhập tái xuất, thu mua nguyên liệu thủy sản nhập khẩu (từ nước ngoài) vào cảng Hải Phòng, sau đó vận chuyển đường bộ sang Trung Quốc để lách thuế, đồng thời "chèn" lối đi của thủy sản Việt Nam sang nước này.
Bên cạnh đó, ngành cá tra Việt Nam đang có thêm những đối thủ tiềm năng khác như Ấn Độ, Indonesia và Bangladesh, họ đã nuôi thành công với tổng sản lượng đạt xấp xỉ của Việt Nam (trên 1,2 triệu tấn).
Các nước nuôi đạt sản lượng đủ lớn, rất có thể sẽ hình thành nên những nhóm hiệp hội ngành hàng để bảo vệ lợi ích của họ, dựng rào cản với cá tra xuất khẩu. Trên Thời báo Kinh doanh, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam Dương Nghĩa Quốc nhấn mạnh, ngành cá tra phải quản lý chặt chẽ về chất lượng sản phẩm xuất khẩu, không thể để mạnh ai người đó làm.
Đại diện Công ty Vĩnh Hoàn - DN xuất khẩu cá tra lớn nhất cũng cho rằng, để ngành cá tra phát triển bền vững, tránh rơi vào những xoáy rớt giá, việc sản xuất theo cầu của từng thị trường phải làm ngay từ khâu nuôi. Đồng thời, cơ quan quản lý cần có cơ chế quỹ phát triển thị trường có thể vận hành, từ đó có chiến lược dài hơi để xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam.
Ngoài ra, cơ quan chức năng cần xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê sản lượng nuôi cá tra, có dự báo cho người dân, doanh nghiệp, có như vậy, mới hạn chế được tâm lý " ăn xổi" của người dân và giúp giá cá tra bớt chìm nổi một cách bất thường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi bị xử phạt
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ