Giá điện tăng, lạm phát tăng: Tránh tình trạng “té nước theo mưa”
Thứ trưởng Công thương: Việc tăng giá điện đã có sự tính toán hết sức kỹ lưỡng / Thủ tướng: Không tăng giá điện, giá dịch vụ y tế để kìm lạm phát
Ngày 4/5, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố giá bán điện bình quân tăng từ 1.864,4 đồng/kWh lên 1.920,4 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT), tương đương tăng tăng 3%. Trong khi đó, điện đang chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 3,5% tổng cấu thành rổ tính CPI.
Theo TS Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nếu giá điện tăng 8%, tăng trưởng GDP sẽ giảm 0,36% và làm cho CPI tăng 0,4 - 0,5% (cả trực tiếp và gián tiếp). Như vậy, nếu điện tăng 3% thì GDP có thể giảm khoảng 0,14% và CPI tăng 0,17%.
Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), mức tăng giá điện 3% là thấp. Dẫu vậy, việc điều chỉnh này cũng có những tác động nhất định đến CPI.
Mức tăng giá bán lẻ bình quân 3% sẽ làm tăng chỉ số giá tiêu dùng vòng 1 trực tiếp là 0,099% và vòng 2 tăng 0,18%. Nếu tính tác động tới giá thành các nhà sản xuất dùng điện nhiều như với sản xuất thép, giá thành tăng 0,18%; giá thành sản xuất xi măng tăng 0,45%; giá thành sản xuất giấy tăng 0,4%.
Đối với 25 triệu hộ tiêu dùng điện hiện nay, với mức bình quân dùng 200 kW/tháng sẽ chịu mức tăng 12.000 đồng/tháng.
Chia sẻ với Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam, PGS, TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, với quyết định tăng giá điện lên 3%, giá điện bán lẻ bình quân đã được điều chỉnh tăng sau 4 năm bị kìm giữ (kể từ tháng 3/2019). Chính vì vậy, Chính phủ rất thận trọng đối với việc tăng giá điện này,
“Việc tăng giá điện tác động trực tiếp và gián tiếp tới doanh nghiệp sản xuất. Thời gian qua, ngành điện lỗ rất lớn, nếu không điều chỉnh giá điện thì EVN khó tồn tại. Việc tăng giá điện sẽ tác động tới đầu vào của rất nhiều ngành, không chỉ sản xuất mà cả tiêu dùng”, ông Long nói.
Bàn về tác động từ việc tăng giá điện tới chỉ số lạm phát quý II/2023, ông Long cho rằng, cần tránh tình trạng “tát nước theo mưa” – doanh nghiệp, người kinh doanh tự ý tăng giá các mặt hàng.
Cũng theo ông Long, năng lượng tái tạo là xu hướng nhưng tránh hiện tượng khai thác ồ ạt, đầu tư ồ ạt vào đó. Đầu tư vào nhiều mà đường truyền tải không đủ, không đảm bảo thì sẽ gây lãng phí.
Để hạn chế việc “té nước theo mưa”, các chuyên gia kiến nghị Nhà nước cần có chính sách tổng thể bình ổn mặt bằng giá.
Nhà nước cần yêu cầu doanh nghiệp đăng ký giá, ổn định giá, kê khai chi tiết giá thành sản xuất kinh doanh khi giá điện tăng 3% để tránh tình trạng giá điện tăng bao nhiêu thì giá thành sản phẩm cũng tăng lên bấy nhiêu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'
Xuất khẩu cá ngừ cần động lực để tăng tốc trong năm 2025
Kiện toàn giải pháp thanh toán chạm: VPBank “xanh hóa” để bảo vệ môi trường
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Giá ngoại tệ ngày 23/1/2025: USD phục hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm
Giá nông sản ngày 23/1/2025: Cà phê tăng vọt, hồ tiêu nhích nhẹ