Giá nông sản ngày 4/12/2024: Cà phê, hồ tiêu đột ngột giảm mạnh
Tiền nhàn rỗi đổ vào ngân hàng đạt mức kỷ lục / Đà Nẵng: Thị trường bất động sản tiếp đà hồi phục
Giá cà phê giảm sâu
Ảnh minh họa. Ảnh: Internet
Đầu phiên giao dịch ngày 4/12/2024, sàn London ghi nhận giá cà phê Robusta tiếp tục giảm mạnh, biên độ giảm từ 199 đến 208 USD/tấn, dao động trong khoảng 4.390 - 4.772 USD/tấn. Các kỳ hạn giao hàng cụ thể như sau: tháng 1/2025 là 4.626 USD/tấn, tháng 3/2025 đạt 4.604 USD/tấn, tháng 5/2025 ghi nhận 4.544 USD/tấn và tháng 7/2025 chốt mức 4.477 USD/tấn.
Tương tự, giá cà phê Arabica New York sáng ngày 4/12/2024 cũng giảm nhẹ theo từng kỳ hạn, nằm trong khoảng 280,10 - 300,85 cent/lb. Trong đó, kỳ hạn tháng 3/2025 đạt 295,50 cent/lb, tháng 5/2025 ở mức 293,65 cent/lb, tháng 7/2025 là 289,60 cent/lb, và tháng 9/2025 đạt 285,05 cent/lb (giảm 19,70 cent/lb).
Tại Brazil, giá cà phê Arabica vẫn duy trì biến động trái chiều giữa các kỳ hạn giao hàng, dao động từ 359,80 - 372,50 USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn tháng 12/2024 đạt 369,75 USD/tấn, tháng 3/2025 là 372,95 USD/tấn, tháng 5/2025 ghi nhận 364,25 USD/tấn và tháng 7/2025 chốt ở mức 358,75 USD/tấn.
Trong nước, giá cà phê lúc 5 giờ ngày 4/12/2024 giảm sâu chưa từng thấy, dao động từ 19.000 đến 19.800 đồng/kg. Tại Tây Nguyên, mức giá trung bình hiện chỉ còn 109.200 đồng/kg.
Cụ thể, giá thu mua cà phê tại Gia Lai đạt 109.000 đồng/kg (giảm 19.000 đồng/kg), trong khi Đắk Nông ghi nhận mức 109.500 đồng/kg (giảm 19.000 đồng/kg).
Tại Lâm Đồng, giá cà phê nhân xô ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh và Lâm Hà được thu mua với giá 108.000 đồng/kg, giảm 19.800 đồng/kg so với trước đó.
Riêng tỉnh Đắk Lắk, huyện Cư M'gar ghi nhận mức giá 109.000 đồng/kg, trong khi huyện Ea H'leo và thị xã Buôn Hồ cùng giảm xuống còn 108.900 đồng/kg.
Dù đã có dự báo trước về khả năng điều chỉnh giá sau chuỗi tăng liên tục, mức giảm gần 600 USD/tấn (tương đương khoảng 11%) trong phiên đầu tháng 12 vẫn khiến thị trường ngỡ ngàng.
Sự sụt giảm này làm dấy lên lo ngại về nguy cơ vỡ bong bóng giá cà phê, nhất là khi thị trường vừa trải qua giai đoạn tăng giá đáng kể trong thời gian ngắn.
Sau chuỗi tăng giá kéo dài khiến nông dân phấn khởi, giá cà phê lại giảm sâu, thậm chí vượt qua cả mức tăng trong tuần trước. Đây là sự biến động mạnh nhất được ghi nhận trong hơn một năm qua.
Theo các chuyên gia, diễn biến bất thường này có thể liên quan đến Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR), dự kiến sớm có quyết định cuối cùng, làm gia tăng tâm lý lo ngại trên thị trường.
Giá hồ tiêu lao dốc
Ngày 4/12/2024, giá tiêu trong nước bất ngờ giảm mạnh, mức trung bình chỉ còn 141.800 đồng/kg, thấp hơn rõ rệt so với ngày 3/12/2024.
Cụ thể, giá tiêu tại Gia Lai và Đắk Lắk giảm 5.000 đồng/kg; Đắk Nông giảm 4.000 đồng/kg; Bình Phước giảm 3.000 đồng/kg, trong khi Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 2.000 đồng/kg.
Mức giá tại Gia Lai hiện là 140.500 đồng/kg; tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắk Lắk và Bình Phước là 142.000 đồng/kg, còn tại Đắk Nông, giá cao nhất cũng chỉ đạt 142.000 đồng/kg.
Trên thế giới, thị trường tiêu được cập nhật bởi Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ghi nhận sự ổn định tại hầu hết các khu vực, trừ Indonesia có biến động nhẹ.
Theo đó, tiêu đen Lampung của Indonesia đạt 6.660 USD/tấn, giảm 0,29%, và tiêu trắng Muntok ở mức 9.090 USD/tấn, giảm 0,28%.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil giữ mức 6.150 USD/tấn; tiêu đen ASTA Malaysia giảm 1,2% còn 8.300 USD/tấn; tiêu trắng ASTA của nước này đạt 10.500 USD/tấn.
Đối với Việt Nam, giá tiêu đen loại 500 g/l và 550 g/l lần lượt ổn định ở mức 6.200 USD/tấn và 6.500 USD/tấn; tiêu trắng vẫn giữ ở mức 9.400 USD/tấn.
Theo Ptexim, trong 11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu khoảng 237.000 tấn tiêu. Tuy nhiên, sản lượng thu hoạch giảm khiến lượng tồn kho thấp nhất trong vòng 6-8 năm, làm nguồn cung trở nên khan hiếm và dễ biến động.
Vụ thu hoạch tiêu năm 2025 dự kiến bắt đầu muộn hơn khoảng 1,5-2 tháng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, làm gia tăng áp lực lên nguồn cung trong quý đầu năm, khi nhu cầu thị trường tăng cao nhưng lượng hàng không đủ đáp ứng.
Năm nay, giá hạt tiêu đã tăng gấp đôi so với các giai đoạn trước, mang lại động lực lớn cho nông dân đầu tư vào cây trồng này. Tuy nhiên, cây tiêu vẫn đối mặt nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, sâu bệnh phức tạp, chi phí sản xuất tăng cao và sự cạnh tranh từ các loại cây trồng khác.
Nhiều ý kiến nhận định, tiêu đang bước vào chu kỳ tăng giá khi nguồn cung trở nên thắt chặt. Lượng hàng trên thị trường chủ yếu nằm trong tay các đại lý lớn và công ty xuất nhập khẩu, điều này có thể dẫn đến những biến động mạnh trong thời gian tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo