Giải ngân vốn đầu tư công chậm vì vướng luật
Hàng loạt dự án đầu tư công sai phạm ngay từ khâu ký duyệt / Giải ngân đầu tư công 9 tháng chỉ đạt 63% kế hoạch năm
Theo ông Lê Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư,tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách Trung ương (NSTW) giai đoạn 2016 - 2018 đạt thấp.
Năm 2016 tỷ lệ giải ngân vốn NSTW đạt 89,1%. Năm 2017 là 77,1%. Còn tính đến 31/10/2018 tỷ lệ giải ngân mới đạt 367.961/513.446 tỷ đồng, bằng 72% kế hoạch NSTW giao cho cả giai đoạn này.
Ông Lê Tuấn Anh cho biết tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 368.000 tỉ đồng, chỉ bằng 72% kế hoạch (ảnh LK)
Ông Tuấn Anh lý giải, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công còn chậm và vấn đề đặt ra là làm thế nào để đảm bảo tiến độ giải ngân đều trong năm, đảm bảo kế hoạch hàng năm và hạn chế tối đa việc kéo dài, chuyển nguồn.
Bà Lương Thị Hồng Thúy, Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi (Kho bạc Nhà nước - KBNN) cho rằng, nguyên nhân chậm trễ do các vướng mắc về cơ chế chính sách tại Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai đã ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân. Các vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đền bù cũng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.
Ngoài ra, việc nghiệm thu khối lượng hoàn thành, lập hồ sơ thanh toán gửi KBNN của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án còn chậm. Các đơn vị chưa tuân thủ theo thời gian quy định, thời gian thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng của một số dự án còn bị kéo dài so với quy định.
Từ đó, bà Thúy kiến nghị, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung sửa đổi các vướng mắc về cơ chế chính sách quy định tại Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn. Đồng thời tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi để các dự án triển khai theo đúng tiến độ với chất lượng cao…
Bên cạnh đó, trong quá trình giải ngân, các bộ, ngành, địa phương cần có cơ chế giám sát kết quả, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu từng bộ phận, trách nhiệm của mỗi cán bộ công chức.
Bà Lương Thị Hồng Thúy cho rằng nguyên nhân chậm giải ngân là do vướng 4 luật (ảnh LK)
Theo Sở Tài chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cần có quy định riêng, thống nhất toàn quốc đối với các dự án có vốn nước ngoài. Mục đích để khi lập dự án các chủ đầu tư đưa ra chi phí thuế nhà thầu nước ngoài vào giá gói thầu hoặc tổng mức đầu tư ngay từ đầu, sẽ tránh được sự bế tắc trong quá trình thực hiện như hiện nay.
Đại diện Sở Tài chính TP.HCM cho rằng, nên giải ngân kế hoạch vốn hàng năm và theo tiến độ cấp vốn của nhà tài trợ trong thời gian chờ hoàn tất các thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư. Mặt khác, Luật Đầu tư công đã đẩy mạnh phân cấp. Do vậy để giảm bớt thủ tục hành chính và khối lượng công việc cho địa phương, cần điều chỉnh Luật Đầu tư công theo hướng UBND tỉnh chỉ trình bộ, ngành có ý kiến thẩm định đối với kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn NSTW.
Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân thông qua việc kiên quyết loại bỏ các dự án kém hiệu quả. Tiếp tục cải cách thủ tục quản lý đầu tư và giải ngân vốn đầu tư công. Giảm thiểu thủ tục rườm rà, nặng tính xin - cho để tạo điều kiện cho những chủ đầu tư dự án tốt đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025
VietinBank đẩy mạnh ứng dụng AI