Giải pháp nào thúc đẩy vốn cho sản xuất kinh doanh?
Giá xăng giữ nguyên, dầu mazut tăng / Giá heo hơi hôm nay 12/6/2023: Cao nhất đạt 60.000 đồng/kg
Nhu cầu yếu, vốntín dụngtăng chậm
Từ đầu năm tới nay tín dụng cho vay ra khá khiêm tốn. Theo báo cáo củaNgân hàng Nhà nước, nhóm các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước tăng trưởng mới được khoảng 35% so với "room tín dụng" được giao. Còn nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân còn lại mới thực hiện được khoảng 50% room tín dụng được phép.
Một trong những nguyên nhân được nhiều ngân hàng cho biết là do khó khăn chung của nền kinh tế khiến nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp suy giảm.
Chuyên nhập khẩu và phân phối các loại thực phẩm, Công ty cổ phần Thực phẩm Thiên Vương cho biết đang được nhiều ngân hàng chào mời vay vốn, nhưng họ cũng tính toán cẩn thận, lựa chọn ngân hàng có mức lãi thấp bởi hiện nay tình hình tiêu thụ các sản phẩm cũng gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược mới giữ được thị trường.
Từ đầu năm tới nay tín dụng cho vay ra khá khiêm tốn. Ảnh minh họa.
Tiêu thụ khó, nếu vay vốn mà đầu ra không ổn định sẽ tạo thêm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp. Vì thế, nhiều ngân hàng cho biết là có không ít doanh nghiệp ngân hàng muốn cho vay nhưng vẫn kiên quyết trả lại vốn cho ngân hàng để tiết giảm chi phí.
Bà Phùng Thị Bình - Phó Tổng Giám đốc Agribank cho biết: "Doanh nghiệp không có thị trường đầu ra, không có nhu cầu vay ngân hàng làm gì. Cá nhân trước đây họ mua ô tô thì nay khó họ phải tính toán vay xong sẽ trả như thế nào?".
"Hệ thống tín dụng trên thế giới cũng như Việt Nam thận trọng hơn. Đây cũng là xu hướng chung toàn cầu không riêng gì Việt Nam. Một số doanh nghiệp, bên đi vay hiện nay trong bối cảnh khó khăn khó đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn về tín dụng khi tiếp cận vốn vay của các ngân hàng, trong khi đó hệ thống ngân hàng không thể giảm tiêu chuẩn cho vay được", ông Cấn Văn Lực - Kinh tế trưởng BIDV cho biết.
Các ngân hàng kỳ vọng, nhu cầu vốn có thể tăng lên trong nửa sau của năm, thời điểm các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho cao điểm sản xuất cuối năm.
Nhiều giải pháp kích cầu tín dụng
Tín dụng tăng chậm còn do một nguyên nhân nữa là mặt bằng lãi suất cao. Theo thống kê của Công ty chứng khoán SSI, lãi suất cho vay trung bình nếu không tính các khoản cho vay ưu đãi thì lãi suất vẫn tương đối cao, tới 12,5%/năm, nên khiến doanh nghiệp cũng cân nhắc khi vay.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, lãi suất cho vay không phải là vấn đề duy nhất. Quan trọng là làm sao doanh nghiệp họ có đầu ra, có doanh thu lợi nhuận, họ mới sẵn sàng để vay vốn mở rộng sản xuất.
Mức lãi suất 12,5% là với các khoản vay không ưu đãi, nhưng mức này cũng đã giảm khoảng 2,2% so với cuối năm 2022. Sở dĩ như vậy, vì nhiều ngân hàng cho biết, họ vẫn đang phải chịu mức chi phí vốn huy động đầu vào cao của cuối năm ngoái, bởi các khoản tiền gửi phổ biến là từ 6 - 12 tháng, nên nhiều khoản vay hiện hữu chưa giảm được lãi.
Tuy nhiên, theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay mới bình quân hiện chỉ ở 9,07%, tức giảm 0,9% so với năm ngoái. Thực tế, nhiều ngân hàng đã tìm cách tiết giảm chi phí để giảm lãi vay. Bởi giảm lãi suất vẫn là một trong những giải pháp hiệu quả mà các ngân hàng thương mại có thể thực hiện để kích thích tăng trưởng tín dụng.
Nhiều ngân hàng đã tìm cách tiết giảm chi phí để giảm lãi vay. Ảnh minh họa.
Là doanh nghiệp xử lý rác thải công nghệ cao, với doanh thu tăng trưởng 150% từ đầu năm, CTCP Môi trường công nghệ cao Hòa Bình đã được ngân hàng chủ động giảm lãi vay.
Ông Hoàng Đình Quân - Phó Tổng Giám đốc CTCP Môi trường công nghệ cao Hòa Bình cho biết: "Lãi suất cho vay năm nay giảm khoảng 1%/năm, chúng tôi tiết kiệm hàng tỷ đồng. Nguồn vốn giúp công ty tái đầu tư và mở rộng công ty".
Chia sẻ cùng doanh nghiệp, Ngân hàng BIDV đã dành 300.000 tỷ đồng để cho vay với mức lãi thấp hơn từ 0,5 - 2%/năm.
Cùng với giảm lãi suất cho hơn 200.000 khách hàng đang có dự nợ, Ngân hàng LPBank cũng dành 8.000 tỷ đồng để giảm lãi cho vay mới, mức giảm sâu từ 3 - 4%. Đặc biệt, cho phép giải ngân trong 24h để cấp vốn kịp thời cho sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, các ngân hàng cũng đang tăng cường các giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ phân tích thông tin thị trường, hay kết nối doanh nghiệp trong cùng ngành nghề để từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo khả năng trả nợ.
Theo khảo sát của Vụ dự báo thống kê, Ngân hàng Nhà nước, tín dụng được dự báo sẽ tăng trưởng 4% trong quý II và 13,1% trong cả năm, thấp hơn so với mục tiêu điều hành, cho thấy các ngân hàng vẫn khá thận trọng.
Để thúc đẩy tín dụng, các ngân hàng sẽ buộc phải giảm lãi suất cho vay về mức phù hợp hơn với doanh nghiệp. Đây cũng là yêu cầu xuyên suốt được Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh trong các chỉ đạo, điều hành, nhằm chia sẻ khó khăn, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025